Ý nghĩa của Sự tích hồ Ba Bể
“Sự tích hồ Ba Bể” là một câu chuyện dân gian mang đầy ý nghĩa nhân văn, dạy con người phải biết đùm bọc giúp đỡ những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống thì sẽ gặp được nhiều điều may mắn tốt đẹp. Ngoài ra, câu chuyện còn kể về nguồn gốc hình thành nên hồ Ba Bể ngày nay.
1. Giới thiệu về hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể nằm ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới và là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Người dân địa phương gọi Ba Bể là Slam Pé, nghĩa là ba hồ. Tên gọi đó xuất phát từ việc hồ là nơi tụ hội của ba nhánh sông Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Khu vực hồ Ba Bể có vẻ đẹp tự nhiên, hồ chưa bao giờ bị cạn khô, nước luôn trong và sạch. Vào những sáng sớm khi sương mù còn giăng lối khắp núi rừng, hồ Ba Bể thấp thoáng như một tiên nữ đang bay lượn với tấm váy trắng tinh khôi khổng lồ. Đến khi hoàng hôn buông xuống, hồ Ba Bể lại trở nên lung linh huyền ảo.
Vào ngày 9 tháng giêng hàng năm tại vùng hồ Ba Bể này, cộng đồng thường tổ chức hội xuân, thu hút nhiều khách thập phương đến tham gia. Trong lễ hội có rất nhiều sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh khá độc đáo, như lễ rước kiệu tại đền An Mã. Bên cạnh đó, trong hội còn có hội trại và nhiều trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, kéo co, chọi bò và biểu diễn nghệ thuật,…
Ngày 27 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể là Di tích quốc gia đặc biệt vì những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ đặc biệt của khu vực hồ Ba Bể.
2. Sự tích hồ Ba Bể
Ngày xưa, ở vùng Bắc Kạn, mỗi năm dân àng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền đổ xô về tề tựu lại rất đông đúc. Một hôm, có một bà lão bị bệnh cùi cũng đến làng để dự lễ. Quần áo của bà thì rách tươm, tả tơi, người thì bốc mùi hôi hám khiến cho mọi người xung quảnh cảm thấy rất khó chịu và xa lánh bà. Bà lão này hễ đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc thậm tệ vì người ta sợ bị lây bệnh cùi hủi.
Tuy nhiên, có một người đàn bà góa ở cùng cậu con trai lại động lòng thương hại. Bà không những không kinh tởm, xa lánh mà còn gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, lại bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ ở nhà một đêm, ở trong lều một góc vựa lúa. Đến giữa khuya, hai mẹ con đang ngủ bỗng giật mình thức giấc vì tiếng động ầm ầm dữ dội từ phía vựa thóc. Hai mẹ con mới chạy vội mở cửa vựa thóc ra, không nhìn thấy bà lão cùi ở đâu, mà chỉ thấy một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, hai mẹ con kinh hãi trở ra, lo sợ, không ngủ tiếp được nữa.
Đến sáng, bà lão đi ra từ vừa thóc và nói rằng bà thực sự không phải là con người mà chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Nhưng tất cả mọi người đều xua đuổi bà, chỉ có hai mẹ con nhà này là rủ lòng thương bà. Đám người kia đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không thể tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho bà lão thi hành. Hai mẹ con biết thương người khó khăn, cho nên bà lão đã báo trước là sắp tới sẽ có tai họa lớn xảy ra. Bà còn dặn hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh.
Khi nói xong, bà lão biến mất. Ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bông nhiên, từ đâu nước cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người thì trèo lên mái nhà, người thì trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng mãi tràn đầy lên, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị nước nhấn chìm, chỉ có hai mẹ con bà góa đã kịp chạy thoát lên trên đỉnh núi cao.
Trên núi, hai mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ để sinh sông. Nơi này, dần dần về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫu. Cả thung lũng bị nước tràn ngập kia thì hóa thành ba cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi đó là hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể di chuyển từ hồ này sang hồ kia được, vì có các đập đá lớn cản trở. Hồ Ba Bể rộng mênh mông, nước thì trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.
3. Ý nghĩa của sự tích hồ Ba Bể
Đầu tiên, câu chuyện đã giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể ngày nay. Tiếp theo là câu chuyện muốn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng đứng ra giúp đỡ người khác, cưu mang người nghèo khổ, lúc hoạn nạn. Tuyên truyền truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, biết san sẻ với nhau, lá lành đùm lá rách. Giúp cho các bé hoặc các bạn đọc nhận ra rằng nếu mình có lòng nhân ái, biết cho người khác thì sẽ được đền đáp xứng đáng như hai mẹ con đã thoát chết trong tai họa. Đồng thời, cũng muốn nhắc nhở chúng ta không nên sống ích kỉ, vô cảm chỉ nghĩ đến bản thân và không đưa tay giúp đỡ những người khó khăn. Chỉ cần chúng ta sống tốt, biết cho đi cái mình đang có thì chắc chắn sẽ được nhận lại nhiều hơn những gì bạn nghĩ.
Câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” cảm động này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và xuất hiện trong cả sách giáo khoa của các em tiểu học. Chính là muốn giáo dục các mầm non của đất nước muôn đời sau về tình thương người, lòng trắc ẩn, và hãy học cách ăn ở hiền lành biết giúp đỡ người khó khăn thì sẽ gặp được những điều tốt đẹp.
Ý nghĩa truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy câu chuyện đã để lại bài học lịch sử...
Thần Trụ Trời - Vị thần khởi thủy trong thần thoại Việt Nam
Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ đời này...
Truyện ngụ ngôn Chó sói và bảy chú dê con
Câu chuyện Chó sói và bảy chú dê con được rất nhiều trẻ nhỏ trên thế giới yêu thích. Truyện...
Ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng
Thánh Gióng là tác phẩm rất hay, không phải đơn giản mà nó trở nên bất hủ, đấy là một tác phẩm...
Ý nghĩa Truyện ngụ ngôn Con cáo và chùm nho
Truyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” là một truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop, một câu chuyện...
Bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”
Truyện “Thầy bói xem voi” là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Việt Nam, một...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện cậu bé Tích Chu
Câu truyện cổ tích cậu bé Tích Chu là một câu truyện mang đầy ý nghĩa sâu sắc để giáo dục cho các...
Những mẩu truyện cười dân gian Việt Nam hay và ý nghĩa nhất
Truyện cười Việt Nam (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn,...
Những mẩu truyện cười dân gian Việt Nam hay và ý nghĩa nhất
Truyện cười Việt Nam (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn,...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện cậu bé Tích Chu
Câu truyện cổ tích cậu bé Tích Chu là một câu truyện mang đầy ý nghĩa sâu sắc để giáo dục cho các...
Thần Trụ Trời - Vị thần khởi thủy trong thần thoại Việt Nam
Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ đời này...
Những câu chuyện cổ tích hay ý nghĩa về loài vật dành cho bé
Truyện cổ tích có lẽ đã gắn liền với biết bao thế hệ trẻ em không chỉ ở Việt Nam mà còn trên...
Top 10 truyện cổ tích hay và ý nghĩa mẹ nên kể cho bé
Kể chuyện cổ tích cho bé trước khi ngủ là một thói quen tốt, top 10 truyện cổ tích hay nhất mà mẹ...
Ý nghĩa Truyện ngụ ngôn Con cáo và chùm nho
Truyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” là một truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop, một câu chuyện...
Review xem nhiều
Review mới nhất