Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Tuân
Được mệnh danh là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp Nguyễn Tuân được bạn rất nhiều bạn đọc biết đến. Để hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng
- Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học
- Những chi tiết đắt giá trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
1. Tiểu sử
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn Việt Nam.
Nguyễn Tuân sở trường về tùy bút và ký. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
Ông còn là một diễn viên tay ngang, tham gia phim "Cánh đồng ma" năm 1938, và phim "Chị Dậu" (1980).
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép. Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình.
Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960) là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ,độc đáo.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 7 năm 1987.
2. Phong cách sáng tác
Không giống như nhiều tác giả khác, con đường sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân không thành công từ những bước đi đầu tiên. Ông viết rất nhiều thể loại sau đó mới tìm được ánh hào quang, đến năm 1938 khi đã biết được sở trưởng của mình thì Nguyễn Tuân nhanh chóng thành công qua các tác phẩm như Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua,…
Trước cách mạng tháng Tám phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân vỏn vẹn một chữ “ngông”. Xoay quanh ba đề tài chính: “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời” và “đời sống trụy lạc”,…
Sau cách mạng tháng Tám phong cách sáng tác của ông có nhiều chuyển biến khác nhau. Các tác phẩm lúc này tập trung xoay quanh những chủ đề về quê hương đất nước, ông viết về tinh thần chiến đấu và lao động của nhân dân ta. Ông chỉ ra những mặt tiêu cực của xã hội, ném đá vào kẻ thù của dân tộc.
Là một người có tình yêu thiên nhiên tha thiết, trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân ông luôn có phát hiện vô cùng độc đáo về cảnh vật núi sông cây cỏ trên chính mảnh đất quê hương. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi khiến ông tìm đến thể loại tùy bút như một điều tất yếu.
Nổi bật trong sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân có tác phẩm “Chữ người tử tù” truyện ca ngợi những người có tâm hồn cao đẹp, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào thì họ vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp ấy. Nguyễn Tuân mượn hình ảnh Huấn Cao để gửi gắm tâm tư tình cảm của mình vào. Truyện đã để lại cho rất nhiều độc giả thêm suy ngẫm về cuộc đời và cái đẹp.
Là một trong những người có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.
3. Tác phẩm tiêu biểu
Chùa Đàn, Tùy bút kháng chiến, Sông Đà, Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Ngọn đèn dầu lạc, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Tóc chị Hoài, Chú Giao làng Seo, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Cô Tô, Tháng càn,….
4. Vinh danh
Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Hiện nay, ở Hà Nội có một con đường mang tên ông, nối từ đường Nguyễn Trãi cắt ngang qua các phố Nguyễn Huy Tưởng, Ngụy Như Kon Tum đến đường Lê Văn Lương, nối với phố Hoàng Minh Giám.
5. Nhận định
Cách mạng là sự đổi đời đối với Nguyễn Tuân, vì ông thấy cái có thật bây giờ đẹp và cái đẹp bây giờ có thật trong cuộc đời. – Nguyễn Đình Thi
Đây là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. – Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Tuân xứng đáng được mệnh danh là “chuyên viên cao cấp tiếng việt” là người thợ kim hoàn của chữ. – Tố Hữu
Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân đọc mới thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải là thứ văn để người nông nổi thưởng thức. – Vũ Ngọc Phan
Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái đẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân đặc Việt Nam (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác. – Vũ Ngọc Phan
Chúc bạn có kết quả học tập tốt nhất!
Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài được biết đến là cây cổ thụ của nền văn học Việt Nam với những đóng góp cho nền văn...
Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thế Lữ
Cả cuộc đời Thế Lữ, ông say mê với cái đẹp trong nghệ thuật, niềm đam mê ấy không bó hẹp ở...
Những nhà thơ xuất sắc trong phong trào văn học cách mạng
Văn học cách mạng là một thời kỳ văn học trở thành vũ khí để chiến đấu với kẻ thù, mang đậm...
Văn học cách mạng - Thời kỳ của một nền văn học vị con người
Văn học cách mạng thật sự là một thời kì vị con người, khi hi sinh những tình cảm cá nhân của mình...
Đôi nét về chủ nghĩa văn học lãng mạn Việt Nam
Văn học lãng mạn, nhìn ở góc độ tích cực đã đem đến cho nền văn học Việt Nam sự cách tân mới...
Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những...
Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học
Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên...
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng
Quang Dũng là một trong những gương mặt nhà thơ trẻ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp....
Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể...
Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học
Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên...
Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ là một nhà văn, nhà biên kịch xuất sắc của nền văn học hiện đại. Mặc dù chỉ hoạt...
Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước
Viết về đất nước không bao giờ là đủ, tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn luôn rộng lớn...
Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học
Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng - trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời...
Review xem nhiều
Review mới nhất