Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà cho đến thời điểm hiện tại vẫn mang nhiều giá trị. Hãy cùng Reader tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Công Hoan thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tiểu sử
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ.
Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,...) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra. Ông viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ chín năm. Ông cũng viết bài cho báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), Ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ).
Nguyễn Công Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội.
Phong cách sáng tác
Khi nhắc đến cái tên Nguyễn Công Hoan, bạn đọc sẽ hình dung về một bậc thầy trong truyện ngắn Việt Nam. Truyện ngắn của ông đa dạng, phong phú từ thể loại đến cốt truyện, mỗi một truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan luôn mang đến cho bạn đọc nhiều cảm hứng mới. Truyện ngắn của ông có nét gần với truyện cười dân gian, tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một vũ khí của người mạnh để tiễn những cái lạc hậu đi vào quá khứ.
Nguyễn Công Hoan là nhà văn có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại... Nguyễn Công Hoan đã đột phá vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp nhận, tuân theo một chủ nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực.
Vinh danh
Năm 1996, Nguyễn Công Hoan được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật
Năm 1936, truyện dài “Tắt lửa lòng” được soạn giả nổi tiếng Trần Hữu Trang chuyển thành vở cải lương nổi tiếng Lan và Điệp.
Nguyễn Công Hoan được xuất hiện trong cuốn Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô từ thập niên 1960.
Hiện nay ở một số con đường tại nhiều thành phố tại Việt Nam mang tên Nguyễn Công Hoan.
Một số tác phẩm tiêu biểu: Cái thủ lợn, Bước đường cùng, Tắt lửa lòng, Đống rác cũ, Đời viết văn của tôi, Vợ, Xin chữ cụ nghè, Thật là phúc, Hai thằng khốn nạn, Tinh thần thể dục, Phành phạch,…
Nhận định về Nguyễn Công Hoan
Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam… Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót. - Từ điển Bách khoa Việt Nam
Lời kết
Trên đây là bài viết tổng hợp tiểu sử, thông tin và cuộc đời của nhà văn Nguyễn Công Hoan, Reader hi vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin cũng như chúng ta sẽ hiểu thêm về phong cách cũng như cảm nhận sâu sắc hơn các tác phẩm của ông.
Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Reader trong thời gian vừa qua, hi vọng trong thời gian sắp tới Reader vẫn sẽ nhận được sự ủng hộ của độc giả!
Xem thêm:
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn được mệnh danh là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với hàng...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác nhà văn Victor Hugo
Victor Hugo là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của nước Pháp. Victor Hugo giữ vai trò quan...
Tiểu sử và cuộc đời của bậc thầy tâm linh Osho
Osho được mệnh danh là bậc thầy tâm linh, những cuốn sách của tác giả Osho luôn nhận được sự ủng...
Tố Hữu nhà thơ nổi tiếng trong làng thơ cách mạng Việt Nam
Tố Hữu nổi tiếng là một nhà thơ lớn trong nền Văn học Việt Nam, bậc thầy của dòng thơ lãng mạn...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là một cái tên không phải xa lạ gì với độc giả, cô là mẹ đẻ của rất nhiều tác...
Hoài Thanh: Tiểu sử, sự nghiệp văn chương, phong cách sáng tác
Nhắc đến Hoài Thanh chính là nhắc đến một nhà văn hóa, nhà phê bình văn học nổi tiếng Việt Nam ở...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Puskin
Có thể nói Pushkin là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất nước Nga, ông không chỉ là niềm tự hào...
Trích dẫn hay và ý nghĩa nhất trong sách Hiểu về trái tim
Khi chúng ta hiểu về trái tim của mình, chúng ta cũng sẽ dễ hiểu được người khác. Giữa con người...
Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể...
Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học
Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên...
Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ là một nhà văn, nhà biên kịch xuất sắc của nền văn học hiện đại. Mặc dù chỉ hoạt...
Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước
Viết về đất nước không bao giờ là đủ, tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn luôn rộng lớn...
Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học
Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng - trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời...
Review xem nhiều
Review mới nhất