Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
“Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” có nghĩa là sự thật nói về điểm xấu của người khác để lại ấn tượng không tốt cho chúng ta, có thể làm cho chúng ta chán ghét.
Nguồn gốc của câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng”
Câu tục ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hán, nguyên văn như sau: “Lương dược khổ khẩu, trung ngôn nghịch nhĩ” câu tục ngữ này được đúc kết từ một câu chuyện có thật đã xảy ra ở Trung Quốc.
Năm 207 trước công nguyên, Lưu Bang dẫn đầu quân khởi nghĩa và lật đổ nhà Tần. Sau khi chiếm Hàm Dương, thủ đô nhà Tần, Lưu Bang đã đi bên trong cung điện và quan sát.
Ông nhìn thấy tòa nhà lộng lẫy và rất nhiều báu vật khắp mọi nơi. Bất cứ nơi nào ông đến, các mỹ nữ xinh đẹp đều bước ra cúi chào. Càng quan sát, Lưu Bang càng tò mò và thích thú nên ông quyết định sống trong cung điện một thời gian để hưởng thụ.
Nghe tin, Phàn Khoái là một tướng dưới quyền Lưu Bang, đưa ra lời can gián. Nhưng Lưu Bang cứ nhất quyết làm theo ý mình. Trương Lương – quân sư của Lưu Bang biết chuyện đã đến khuyên giải. Trong lời của Trương Lương có câu: “Lời khuyên tốt nghe không êm tai nhưng có ích cho người nghe, giống như thuốc tốt có vị đắng nhưng hiệu quả cho người bệnh”. Từ đó câu tục ngữ ấy bắt đầu được người đời truyền tai nhau từ đời này sang đời khác.
Thuốc đắng là sản phẩm cần cho đời sống lúc chúng ta đau ốm khi uống thuốc đều cảm nhận được vị đắng. Còn sự thật là những gì chân thật nhất ở đời. “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” có nghĩa là sự thật nói về điểm xấu của người khác để lại ấn tượng không tốt cho chúng ta, có thể làm cho chúng ta chán ghét. Khi chúng ta chia sẻ những khuyết điểm của đối phương chưa chắc họ đã cảm ơn chúng ta, ngược lại họ có thể ghét chúng ta. Thế nhưng nếu không lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người, không sửa chữa sai lầm thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể tốt lên được.
Thuốc đắng dã tật
Thuốc ở đây là thuốc chữa bệnh ngoài tác dụng chữa bệnh ra thuốc còn có thể giúp bồi bổ cơ thể cho con người. Thuốc là một trong những sản phẩm rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, thuốc đắng, càng đắng mới nhanh khỏi bệnh. Quan niệm này được truyền từ đời này sang đời khác, nó là lời động viên của ông cha ta đến những người đang bị bệnh, phải uống thuốc thì mới có thể nhanh chóng khỏe mạnh.
Sự thật mất lòng
Sự thật hiển nhiên đôi khi khiến con người đau lòng vì khó chấp nhận, thậm chí có một số người không thể chấp nhận được, nhưng ai cũng cần phải chấp nhận để tiếp tục sửa chữa khuyết điểm của bản thân và tiếp tục sống. Giống như việc uống thuốc vậy, thuốc rất đắng nhưng có thể chữa bệnh, sự thật có thể mất lòng.
Người ta thường ngại nói ra sự thật vì sợ đánh mất mối quan hệ với ai đó, sợ khi nói ra những sai lầm của người khác sẽ bị họ ghét bỏ thế nên nhiều người chỉ thường nói ra điểm tốt của đối phương. Và có nhiều trường hợp không dám đối mặt với lỗi sai của mình, cứ như thế tự lừa dối chính bản thân mình. Thế nhưng nếu nhìn nhận sự việc ở góc độ toàn diện chúng ta sẽ thấy được, nói sự thật đôi khi sẽ làm mất lòng người khác nhưng đó cũng chính là cách tốt nhất để tất cả chúng ta biết sửa chữa sai lầm của chính mình.
Đừng chạy trốn sự thật
Chúng ta đã là người trưởng thành rồi, hãy dũng cảm đón nhận mọi thứ, chạy trốn chỉ là cách tạm thời. Trước sau gì bạn cũng phải đối diện với nó, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mọi người để hoàn thiện bản thân.
Cuộc sống có vô vàn hoàn cảnh khắc nghiệt khác nhau mà chúng ta phải đối diện. Đôi khi mắt thấy tai nghe chưa chắc là sự thật, chúng ta không sẵn sàng để đối diện. Nhưng đó là thử thách mà bất cứ ai cũng phải vượt qua mới có thể trưởng thành.
Chúng ta không thể đòi hỏi tất cả những điều tốt đẹp về mình, khi có khó khăn cần phải biết cách vượt qua thay vì than vãn. Hãy chấp nhận sự thật và sống thật với bản thân mình.
Lời kết
Câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng” là một bài học đắt giá cho mỗi chúng ta. Trước những khó khăn con người cần phải đối diện thay vì chạy trốn. Đứng trước những lỗi lầm chúng ta cần phải chịu trách nhiệm và sẵn sàng sửa đổi để tốt hơn. Bên cạnh đó câu tục ngữ còn phê phán những kẻ sống không chân thật chỉ vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng lừa dối những người xung quanh. Cũng có người vì ngại phiền phức mà không nói ra sự thật gây ảnh hưởng đến rất nhiều người khác.
Trên đây là bài viết phân tích câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu tục ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!
Tìm kiếm có liên quan: Câu tục ngữ: Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng'' nói về điều gì, thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng là đức tính gì, giải thích câu tục ngữ thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng, Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng là biểu hiện của việc làm gì, Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng nói về đức tính gì, thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng là đức tính gì, Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng là câu tục ngữ nói về đức tính gì, Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng thể hiện đức tính gì
Câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của người vợ và...
Há miệng mắc quai nghĩa là gì, giải nghĩa thành ngữ Há miệng mắc quai. Há miệng mắc quai trong trường...
Chuột sa chĩnh gạo cứ nghĩ bản thân may mắn khi sa vào chĩnh gạo, thực tế sau khi ăn đẫy tễ vào rồi...
Câu thành ngữ “Cá chuối đắm đuối vì con” chỉ tình yêu và sự hy sinh vĩ đại của cha mẹ dành cho...
Giải thích câu tục ngữ Ăn vóc học hay
Ăn vóc học hay có nghĩa là sức khỏe và trí tuệ đều quan trọng thế nên con người cần phải biết...
Cá chậu chim lồng ý nói cuộc sống bó buộc, mất tự do. Khái niệm, giải thích ý nghĩa thành ngữ cá...
Khôn ba năm dại một giờ là gì?
Khôn ba năm dại một giờ là câu thành ngữ dùng để chỉ những người con gái nhẹ dạ cả tin, mặc dù...
Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc
Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...
Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc
Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...
Đừng trông mặt mà bắt hình dong
Câu tục ngữ “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” có nghĩa là nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một...
Đẽo cày giữa đường là gì?
“Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác...
Học thầy không tày học bạn
“Học thầy không tày học bạn” nhắc nhở chúng ta nên học tập ở mọi lúc mọi nơi chứ không nên...
Giàu vì bạn sang vì vợ
Câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của người vợ và...
Đứng núi này trông núi nọ
“Đứng núi này trông núi nọ” là câu thành ngữ phê phán những người đang đứng ở núi này mà lại...
Review xem nhiều
Review mới nhất