Thành ngữ Tức nước vỡ bờ
Thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” dùng để chỉ trạng thái bên trong đã đầy đến mức muốn bung ra và phá vỡ vỏ bao bọc bên ngoài. Câu thành ngữ này muốn nói khi con người đã chịu sức ép quá lớn thì họ sẽ vùng dậy đấu tranh.
Lòng tham của con người là vô đáy thế nên có nhiều người không chịu dừng lại ở giới hạn cho phép mà họ cứ muốn tiến lên, họ muốn chất chứa rất nhiều thứ, khi giới hạn của nó là năm thì họ muốn được mười và khi nó hết sức chứa thì sẽ vỡ ra.
Trong cuộc sống hàng ngày cũng có nhiều trường hợp ví như có những cá nhân muốn duy trì mối quan hệ với người khác mà phải nhường nhịn những kẻ thường ỷ lại vào quyền thế trong gia đình họ, để khi có xích mích hay việc gì căng thẳng đều có thể giải quyết trong hòa bình. Thực tế thì những kẻ ỷ lại vào quyền thế của gia đình thường ít biết cảm thông cho người khác nên họ thường lấn lướt và đối xử không tốt với đồng nghiệp. Còn những người luôn nhẫn nhịn, chịu đựng khi họ chịu đến giới hạn của mình thì tức nước sẽ vỡ bờ, chúng ta vẫn thường có câu “Sức chịu đựng của con người có giới hạn”
Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố
“Tức nước vỡ bờ” được Ngô Tất Tố đặt tên cho đoạn trích trong tác phẩm của mình. Thông qua nhan đề tác phẩm, sử dụng thành ngữ trong dân gian mang ý nghĩa về đấu tranh mạnh mẽ.
Trước Cách mạng Tháng tám năm 1945, người nông dân Việt Nam vốn hiền lành, tính tình chịu thương chịu khó và nhẫn nhục. Thế nhưng khi chịu sự áp bức ngày một lớn của những kẻ cầm quyền, họ đã không chịu được mà đứng dậy đấu tranh không một chút sợ hãi.
Hành động vùng dậy đánh tên cai lệ của chị Dậu trong đoạn trích đã thể hiện được một khi sức chịu đựng đi quá giới hạn của con người, họ sẽ không thể chịu nhẫn nhục mà vùng dậy đấu tranh cho chính quyền lợi của mình. Ở đâu có áp bức, bóc lột thì ở đó có đấu tranh – đây là một chân lý được tồn tại từ bao đời nay.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” giúp người đọc phần nào cảm nhận được sự chịu đựng đến cực hạn của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa. Chị Dậu chính là đại diện cho giai cấp nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám, chị là người luôn chịu thương chịu khó để chăm chồng, chăm con thế nhưng lại bị bọn tay sai độc ác áp bức đến mức không chịu được. Chúng đã đẩy người nông dân tội nghiệp vào đường cùng, chúng đánh đập, bóc lột người dân một cách tàn bạo, dã man không một chút thương tiếc. Và thế là khi không thể chịu đựng được nữa chị Dậu đã đứng dậy và đấu tranh. Với tiêu đề “Tưc nước vỡ bờ” chúng ta thấy rằng câu thành ngữ này đã làm nổi bật hình tượng vùng dậy đấu tranh đầy mạnh mẽ của chị Dậu.
Bài học rút ra từ câu thành ngữ “Tức nước vỡ bờ”
Trong cuộc sống có rất nhiều câu chuyện khiến chúng ta nhận ra rằng sức chịu đựng của con người có giới hạn. Ví dụ như một người khi đạt được thành công nhất định, họ muốn đạt được nhiều thứ hơn thế là họ lao vào con đường làm việc ngày đêm. Khi ôm đồm trong người rất nhiều công việc như vậy, đến một khoảng thời gian nhất định họ bỗng dưng thấy mệt mỏi vì không thể ôm hết nữa. Đó là dấu hiệu của “Tức nước vỡ bờ” khi mọi thứ đã đi quá giới hạn thì mọi thứ sẽ bị vỡ ra. Bài học rút ra ở đây chính là hãy làm việc vừa đủ với sức của mình, đừng tham công tiếc việc ôm vào mình nhiều công việc, sẽ đến một lúc nào đó bạn cảm thấy stress và mệt mỏi vô cùng vì nó.Thế nên hãy làm một công việc vừa sức, đừng ôm quá nhiều thứ cùng một lúc đến khi tức nước vỡ bờ bạn sẽ phải hối hận vì không cân bằng công việc và cuộc sống.
Cũng có rất nhiều trường hợp trong cuộc sống chúng ta cần phải biết điểm dừng, ví như khi bạn đùa giỡn cùng ai đó nên có mức độ thì nó sẽ dừng lại ở việc cả hai vui vẻ, nếu không khi mọi thứ đã đi quá giới hạn của đối phương thì hành động đùa giỡn đó của bạn sẽ trở nên vô duyênvà rất khó coi.
Hàng ngày, chúng ta xem trên tivi, điện thoại thấy rất nhiều những vụ án vì không thể làm chủ cảm xúc mà hành động một cách thiếu suy nghĩ. Khi tức nước vỡ bờ chúng ta chỉ suy nghĩ đến cảm xúc của mình đang rất tức giận và hành động rất bản năng. Thế nên hãy luôn nhớ rằng sức chịu đựng của bạn có giới hạn thì sức chịu đựng của người khác cũng có giới hạn. Và một khi đi quá giới hạn của người khác thì họ sẽ không nhân nhượng nữa mà đứng dậy đấu tranh vì quyền lợi của họ.
Trên đây là bài viết phân tích thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!
Đa nghi như Tào Tháo có nghĩa là gì?
“Đa nghi như Tào Tháo” có nghĩa là hay ngờ vực, hoài nghi mọi thái độ, hành vi của người khác. Nhân...
Không có lửa thì làm sao có khói nghĩa là gì?
“Không có lửa làm sao có khói” ý nói trong cuộc sống này chuyện gì xảy ra cũng đều có nguyên do của...
Chết đứng như Từ Hải biểu thị trạng thái cứng đờ ra của một người không phản ứng kịp trước...
Thành ngữ Khác máu tanh lòng là gì?
Khác máu tanh lòng có nghĩa là chỉ những người không phải ruột thịt, không có cùng huyết thống với...
“Khẩu phật tâm xà” nghĩa là bên ngoài thì có vẻ đứng đắn nhưng trong bụng lại độc ác. Nghĩa...
“Công cha nghĩa mẹ” là câu thành ngữ đề cao công ơn to lớn của cha và nghĩa tình cao cả của mẹ...
Quay đầu là bờ có nghĩa là gì?
“Quay đầu là bờ” là lời khuyên dành cho những ai đang làm việc sai trái hãy quay đầu trước khi mọi...
Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ môi hở răng lạnh sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học...
Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc
Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...
Đừng trông mặt mà bắt hình dong
Câu tục ngữ “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” có nghĩa là nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một...
Đẽo cày giữa đường là gì?
“Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác...
Học thầy không tày học bạn
“Học thầy không tày học bạn” nhắc nhở chúng ta nên học tập ở mọi lúc mọi nơi chứ không nên...
Giàu vì bạn sang vì vợ
Câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của người vợ và...
Đứng núi này trông núi nọ
“Đứng núi này trông núi nọ” là câu thành ngữ phê phán những người đang đứng ở núi này mà lại...
Review xem nhiều
Review mới nhất