Giận cá chém thớt
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải vô vàn tình huống khiến cho bản thân khó chịu và tức giận. Thế nên bạn dễ nổi nóng với người xung quanh, bạn dễ dàng trút hết bực tức của bản thân lên đầu họ. Người khác không làm gì bạn nhưng phải hứng chịu năng lượng tiêu cực ấy làm họ khó chịu. Những trường hợp như thế này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự thân thiết cũng như mức độ bền vững của mối quan hệ.
Giận cá chém thớt
Xét về nghĩa den, câu tục ngữ này sử dụng hai hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống đó là con cá và cái thớt. Việc sử dụng hình ảnh này khiến chúng ta liên tưởng đến cảnh tượng khi làm cá, một con cá sống nằm trên thớt luôn vùng vẫy mà không chịu nằm yên khiến cho bạn cảm thấy vô cùng bực mình. Vì không thể chặt chính xác trúng nó và rồi bạn trở nên bực tức và dồn hết cơn tức giận ấy lên cái thớt. Bạn bắt đầu chém những nhát thật mạnh xuống cái thớt để giảm cơn bực tức trong người, thực tế cái thớt ở đây không có tội tình gì.
Nghĩa đen của câu tục ngữ này muốn phê phán, có nhiều lúc là vì người khác làm bạn tức giận mà bạn lại mang cơn tức giận ấy trút lên đầu người khác. Câu tục ngữ này muốn nhắc nhở chúng ta cần phải điều chỉnh và quản lý tốt cảm xúc của bản thân, đừng mang cơn bực tức của mình trút lên người khác.
Câu chuyện “Giận cá chém thớt”
Một thực tế vẫn diễn ra hàng ngày đó là khi bố mẹ chúng ta cãi nhau, nếu không thể tránh mặt kịp, bạn có thể sẽ bị mắng lây. Hoặc khi họ vừa cãi nhau xong và bạn nói chuyện cùng họ thì rất có thể bạn sẽ là nạn nhân của “Giận cá chém thớt” rõ ràng chúng ta không làm gì sai nhưng vẫn bị trút bực tức vào người, điều này quả thật khiến cho con người ta cảm thấy không dễ chịu một chút nào.
Khi tức giận chúng ta khó có thể kiểm soát được hành động của mình và từ đó nói ra những lời khó nghe, hành động khiến cho người khác phải thấy khó chịu. Có vô vàn trường hợp vì nhận được lời nói tiêu cực mà ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Thế nên dù có bực tức như thế nào xin bạn hãy đợi nguôi cơn tức giận rồi hãy nói chuyện cùng người xung quanh tránh trường hợp “Giận cá chém thớt”.
Hôm nay bạn đi làm bị sếp mắng thế là về nhà nhìn thấy đứa con đi học về, bạn không thể kiềm chế cảm xúc của mình và bắt đầu trút giận lên đứa con. Thực tế, đứa con không có lỗi mà chính bạn là người đang lấy đi một ngày tươi đẹp của người khác. Những lời nói, hành động trong lúc tức giận có thể mang đến rất nhiều sai lầm, bạn dễ dàng gây tổn thương cho người khác. Thế nên khi tức giận hãy học cách kiềm chế bản thân để không hành động sai lầm.
Trước khi làm hãy nghĩ đến hậu quả
Lời nói một khi đã nói ra rồi không thể rút lại thế nên trước khi nói điều gì đó hãy suy nghĩ thật kĩ đừng để khi nói rồi mới bắt đầu hối hận. Đặc biệt là những lời nói cay độc trong lúc tức giận sẽ dễ làm tổn thương người khác. Lời ăn tiếng nói có thể đánh giá bạn là người như thế nào, vậy nên hãy cư xử văn minh, lịch sự.
Nếu muốn giữ được mối quan hệ lâu dài bạn cần phải học cách kiềm chế cảm xúc, học cách suy nghĩ kĩ càng trước khi phát ngôn điều gì đó và không bao giờ “Giận cá chém thớt” trút hết bực tức lên đầu người khác.
Làm chủ cảm xúc
Trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày chúng ta cần phải biết quản lý tốt cảm xúc của mình để không mang lại cảm giác khó chịu cho người khác. Nếu không biết cách làm chủ cảm xúc bạn sẽ gặp rất nhiều phiền phức và nhiều lúc tự mang đến cho bản thân những năng lượng tiêu cực.
Để kiểm soát cảm xúc của bản thân bạn nên có cái nhìn tích cực về người khác, tránh không để những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến hành vi của bạn. Mỗi khi tức giận hãy học cách suy nghĩ chậm lại, yêu thương nhiều hơn. Và không mang năng lượng tiêu cực ấy tác động lên những người xung quanh.
Ví dụ như bạn đi làm bị sếp mắng vì làm việc chậm chạp thì thay vì bực tức trong người bạn hãy suy nghĩ nó một cách tích cực, đó là sự thiếu sót và bạn cần phải thay đổi để tốt hơn. Suy nghĩ tích cực rằng bản thân phải thay đổi chứ không phải nghĩ tiêu cực để rồi mang năng lượng tiêu cực ấy truyền đến mọi người xung quanh.
Lời kết
Câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” ý muốn nhắc nhở chúng ta sống trên đời phải biết kiềm chế cảm xúc của mình, tránh gây những hậu quả đáng tiếc và gây ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh.
Trên đây là bài viết phân tích câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!
Ăn mày đòi xôi gấc là câu thành ngữ chỉ sự tham lam, không biết đủ, không biết thân phận thế nên...
Câu tục ngữ “Nước đến chân mới nhảy” ý muốn nói khi nước dâng đến chân chúng ta mới giật...
Câu thành ngữ “Chó chê mèo lắm lông” ý muốn nhắc nhở chúng ta trước khi phán xét ai đó hãy xem lại...
Câu thành ngữ “Kẻ cắp gặp bà già” ý muốn nói người giỏi ắt sẽ có người giỏi hơn thế nên...
Lòng tham vô đáy là câu thành ngữ phê phán sự tham lam của con người, nhiều người chỉ vì đồng tiền...
Câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” dùng để phê phán những người thiếu hiểu biết, có tầm nhìn...
Một con ngựa đau chỉ một cá nhân riêng biệt còn “cả tàu” là một tập thể lớn. Khi một con ngựa...
Câu thành ngữ “Tiền trảm hậu tấu” ý muốn nói làm việc tùy tiện, vô tổ chức sau đó mới báo...
Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc
Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...
Đừng trông mặt mà bắt hình dong
Câu tục ngữ “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” có nghĩa là nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một...
Đẽo cày giữa đường là gì?
“Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác...
Học thầy không tày học bạn
“Học thầy không tày học bạn” nhắc nhở chúng ta nên học tập ở mọi lúc mọi nơi chứ không nên...
Giàu vì bạn sang vì vợ
Câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của người vợ và...
Đứng núi này trông núi nọ
“Đứng núi này trông núi nọ” là câu thành ngữ phê phán những người đang đứng ở núi này mà lại...
Review xem nhiều
Review mới nhất