Giải thích câu tục ngữ Ăn vóc học hay

“Ăn vóc học hay” có nghĩa là sức khỏe và trí tuệ đều quan trọng thế nên con người cần phải biết cân bằng cả hai.

Giải thích câu tục ngữ Ăn vóc học hay

Trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng rõ. Trước hết hay trong học hay có nghĩa là giỏi. Chúng ta cũng đã từng gặp hay theo nghĩa này qua các từ ngữ hay giỏi, hay chữ (Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy). Vì hay là một tính từ nên vóc - từ đối ứng với nó cũng phải là một tính từ. Tuy vậy trong văn học dân gian và các truyện Nôm, vóc thường xuất hiện với nghĩa danh từ để chỉ thân thể, dáng hình của con người, chẳng hạn: vóc ngọc mình vàng, lớn người to vóc, vóc sương, vóc bồ liễu... Với ý nghĩa này, vóc không tương ứng với hay trong học hay. Nhưng có lẽ trong tiếng Việt, vóc đã được chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người, chẳng hạn, có vóc được dùng để chỉ "sự cao lớn chắc chắn", vóc dạc chỉ hình tích cao lớn. Do đó, câu tục ngữ ăn vóc học hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.

Cố nhiên, ăn vóc học hay thường thể hiện quan niệm và lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. Họ hiểu rằng công sức, tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho con cái ăn học cũng cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khoẻ mạnh, khôn lớn, tuyệt nhiên là không lãng phí, vô ích. Ăn vóc học hay vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên, lòng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Mở rộng ra, ăn vóc học hay cũng trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài giỏi hơn và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.

Sức khỏe rất quý giá

Chúng ta thường nghe những thế hệ đi trước là ông bà, cha mẹ thường nói rằng ngày xưa họ sống rất khổ sở không được sung sướng như bây giờ.  Ngày ấy, thức ăn chỉ cần no, quần áo chỉ cần mặc đủ ấm, họ luôn đề cao chất lượng lên hàng đầu. Cho đến thời hiện đại bây giờ, khi mọi thứ trở nên quá dư dả, khi đồ ăn là sơn hào hải vị, đồ mặc là những bộ đồ sang chảnh thì con người lại tìm đủ mọi cách điên cuồng lao vào công việc mà ít để ý đến sức khỏe.

Sau này cho dù bạn có kiếm được hàng trăm triệu đến tiền tỷ mỗi tháng nhưng đánh mất sức khỏe thì bạn chẳng thể sống vui vẻ. Thế nên dù bận rộn đến mấy bạn cũng cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi dành cho bản thân, đừng để sau này phải hối hận. Xây dựng cho bản thân một thời gian biểu khoa học, vừa làm việc hiệu quả mà vừa có thời gian nghỉ ngơi. Ông cha ta có câu “Ăn vóc học hay” có nghĩa là chúng ta cần phải đề cao sức khỏe và trí tuệ, khi có đầy đủ hai yếu tố này thì chúng ta mới có thể thành công. Muốn thành công, trước hết bạn phải khỏe mạnh mới có thể làm được nhiều việc.

Giải thích câu tục ngữ Ăn vóc học hay

Thời gian vô cùng quý giá thế nên hãy biết đâu là việc quan trọng bạn cần làm

Bạn rất muốn làm nhiều việc nhưng không có sức khỏe thì rất khó để thực hiện, cuộc sống quá ngắn ngủi để chúng ta lãng phí thời gian. Hãy biết đâu là điều quan trọng bạn cần chú tâm đến nó, đừng vùi chôn thanh xuân vào những việc vô bổ, lãng phí thời gian. Ví như sức khỏe của chúng ta, hãy chăm sóc bản thân thật tốt, nếu có quá nhiều “deadline” thì hãy sắp xếp thời gian một cách hợp lý để hoàn thành, đừng để “nước đến chân” rồi mới bắt đầu làm, như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng.

Một buổi sáng khi nghe chuông báo thức kêu, bạn có rất nhiều sự lựa chọn, một là tắt báo thức và tiếp tục đi ngủ, hai là thức dậy thật sớm để làm được nhiều vậy hơn? Nếu là bạn, liệu bạn có thể kiềm chế lại cơn ham ngủ và thức dậy làm việc không? Thật ra nếu suy nghĩ kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy được lợi ích của việc thức dậy sớm. Muốn dậy sớm bạn cần phải ngủ sớm, khi dậy sớm chúng ta có thể làm mọi việc một cách từ tốn, chậm rãi chứ không cần phải nhịn ăn sáng chạy vội đến công ti. Thế nên hãy tập cho bản thân những thói quen tốt ngay từ bây giờ để bạn có thể thành công và có một cơ thể khỏe mạnh.

Lời kết

“Ăn vóc học hay” dạy chúng ta bài học quý giá đó là cần phải biết cân bằng cuộc sống, sức khỏe và trí tuệ đều quan trọng thế nên chúng ta cần phải cân bằng cả hai. Bên cạnh đó câu thành ngữ này còn phê phán những kẻ “siêng ăn nhác làm” chỉ thích hưởng thụ mà không thích cố gắng.

Trên đây là bài viết phân tích câu tục ngữ “Ăn vóc học hay” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu tục ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Cá chậu chim lồng

Cá chậu chim lồng

Cá chậu chim lồng ý nói cuộc sống bó buộc, mất tự do. Khái niệm, giải thích ý nghĩa thành ngữ cá...

Khôn ba năm dại một giờ là gì?

Khôn ba năm dại một giờ là gì?

Khôn ba năm dại một giờ là câu thành ngữ dùng để chỉ những người con gái nhẹ dạ cả tin, mặc dù...

Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc

Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc

Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Câu tục ngữ “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” có nghĩa là nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một...

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

Những chú chim khôn ngoan sẽ hót tiếng rảnh rang, thanh thoát còn người khôn ngoan sẽ luôn biết nói những...

Một điều nhịn chín điều lành

Một điều nhịn chín điều lành

“Một điều nhịn chín điều lành” ý muốn nói nhẫn nhịn, đây là cách đối nhân xử thế mà bất...

Đẽo cày giữa đường là gì?

Đẽo cày giữa đường là gì?

“Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác...

Thùng rỗng kêu to là gì?

Thùng rỗng kêu to là gì?

Câu tực ngữ “Thùng rỗng kêu to” dùng để ví những kẻ hiểu biết thì ít nhưng thích tỏ ra vẻ tri...

Sách đọc nhiều nhất
Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc

Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc

Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Câu tục ngữ “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” có nghĩa là nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một...

Đẽo cày giữa đường là gì?

Đẽo cày giữa đường là gì?

“Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác...

Học thầy không tày học bạn

Học thầy không tày học bạn

“Học thầy không tày học bạn” nhắc nhở chúng ta nên học tập ở mọi lúc mọi nơi chứ không nên...

Giàu vì bạn sang vì vợ

Giàu vì bạn sang vì vợ

Câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của người vợ và...

Đứng núi này trông núi nọ

Đứng núi này trông núi nọ

“Đứng núi này trông núi nọ” là câu thành ngữ phê phán những người đang đứng ở núi này mà lại...