Đôi nét về chủ nghĩa văn học lãng mạn Việt Nam

Biêlinxki trong bài Văn học Nga, năm 1841, định nghĩa: “Chủ nghĩa lãng mạn, đó là thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim”.

Văn học lãng mạn là một trào lưu văn học, đồng thời cũng là khuynh hướng sáng tác. Đây là một trào lưu sáng tác còn nhiều tranh cãi bởi một số quan điểm cho rằng những tác phẩm theo trường phái này quá bi lụy, thiên về tình cảm và xa rời hiện thực. Tuy nhiên cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, văn học lãng mạn đã đóng góp rất nhiều cho nền văn học Việt Nam khi nó ra đời về cả nội dung lẫn nghệ thuật, đồng thời vẫn mang những giá trị nhân văn vốn có của văn học Việt Nam.

Đôi nét về chủ nghĩa văn học lãng mạn Việt Nam

Hoàn cảnh ra đời

Cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã đánh đổ chế độ phong kiến. Sự kiện này là một bước ngoặt vĩ đại không chỉ đối với Pháp mà còn đối với cả Châu Âu. Chính sự sụp đổ của chế độ phong kiến và sự hình thành quan hệ xã hội mới đã tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm của mọi tầng lớp trong xã hội.

Đối với lớp người thuộc ý thức hệ quý tộc (lớp người cũ), họ cảm thấy bất mãn với trật tự xã hội mới (các đặc quyền, đặc lợi của họ trước kia hoàn toàn mất sau cuộc cách mạng này), lo sợ trước các phong trào quần chúng, hoang mang vì tương lai mờ mịt đồng thời luyến tiếc thời oanh liệt không còn nữa. Một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản bị phá sản khi cách mạng nổ ra nên họ có tâm trạng bi đát Đối với những người ủng hộ cách mạng lại cảm thấy bất mãn với thành quả đạt được, từ đó dẫn tới khuynh hướng thoát ly hiện thực, sản sinh ra chủ nghãi văn học lãng mạn.

Nước ta vào những năm bị thực dân Pháp xâm lược, chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa phương Tây, văn hóa Pháp du nhập vào Việt Nam với hạt nhân là tính tự do cá nhân được đề cao, đem đến một tư tưởng mới mẻ cho một nền văn học bị kìm hãm bởi những quan niệm phong kiến đã không còn hợp lý. Những tác giả nhanh chóng tiếp thu những cái hay của văn học lãng mạn, vào tạo thành trào lưu sáng tác lãng mạn.

Đặc trưng của văn học lãng mạn

Nếu chủ nghĩa hiện thực thì nghiêng về phản ánh, chủ nghĩa lãng mạn nghiêng về bộc lộ. Chủ nghĩa hiện thực thì thấy thế nào miêu tả thế ấy bằng phương pháp điển hình hóa. Chủ nghĩa lãng mạn cảm và suy nghĩ thế nào viết thế ấy. Chủ nghĩa hiện thực nghiêng về xu hướng hướng ngoại. Chủ nghĩa lãng mạn lại nghiêng về xu hướng hướng nội. Một bên xem cuộc sống là đối tượng khách thể để miêu tả,một bên lấy cái Tôi làm trung tâm để thể hiện. Có thể nói đặc trưng lớn nhất của văn học lãng mạn là lấy tình cảm làm trung tâm, không quan trọng yếu tố cốt truyện. Đặc biệt, văn học lãng mạn có những quan điểm mới về cái đẹp, cho rằng nghệ thuật vị nghệ thuật, thơ đơn thuần là thơ.

Chủ nghĩa lãng mạn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người muốn thoát li thực tế tìm đến một thế giới khác giúp con người quên đi cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn "cái tôi" bị tổn thương của con người, nên thế giới trong chủ nghĩa lãng mạn là thế giới mộng tưởng, đề cao tình cảm và tự do cá nhân. Chủ nghĩa lãng mạn chia thành hai xu hướng. Xu hướng tích cực phủ nhận thực tại xã hội, những sáng tác của họ phù hợp với lợi ích của nhân dân, về cơ bản vẫn giữ được tinh thần đấu tranh xã hội, bất bình với thực tại, các nhà lãng mạn muốn tìm ra giải pháp chống lại những tệ nạn xấu xa của xã hội.. , song còn mang tính cải lương, chưa đủ mạnh mẽ. Xu hướng tiêu cực lại có cái nhìn quá bi quan, chán nản, thi vị hóa hiện thực, vị kỉ hóa cá nhân một cách thái quá, kêu gọi con người thoát ly hiện thực.

Nhìn chung, văn học lãng mạn đã giải phóng cái tôi cá nhân một cách triệt để sau hàng nghìn năm bị kìm hãm, đề cao tình cảm cá nhân, đặt con người trở về những tình cảm giản dị nhất, ước mơ bình thường nhất mà bấy lâu nay văn học không dám nói do sự hà khắc của chế độ phong kiến. 

Quá trình phát triển

Ở Việt Nam, văn học lãng mạn bao gồm phong trào thơ mới và văn xuôi lãng mạn. Có thể chia thành từng thời kì sau:

- Thời kỳ 1930-1935

Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của phong trào thơ mới với những cái tên xuất sắc như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu... và văn xuôi lãng mạn với đại diện tiêu biểu là nhóm tự lực văn đoàn.

 Bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản thời kỳ này là văn học lãng mạn: Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và thơ mới. Đối với thơ mới, sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ …Trong bài “Một cuộc cải cách về thơ ca” Lưu Trọng Lư kêu gọi các nhà thơ mau chóng “đem những ý tưởng mới, những tình cảm mới thay vào những ý tưởng cũ, những tình cảm cũ”. Cuộc đấu tranh này diễn ra khá gay gắt bởi phía đại diện cho “Thơ cũ” cũng tỏ ra không thua kém. Các nhà thơ Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Duy Từ, Nguyễn Văn Hanh phản đối chống lại Thơ mới một cách quyết liệt. Cho đến cuối năm 1935, cuộc đấu tranh này tạm lắng và sự thắng thế nghiêng về phía Thơ mới.

Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên …

Tiểu thuyết của nhóm tự lực văn đoàn trước mắt gây được tiếng vang, với những đại diện tiêu biểu là Nhất Linh, Khái Hưng, và Thạch Lam.

- Giai đoạn 1936 – 1939

Đây là giai đoạn chứng kiện sự giao thoa giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn trong văn học lãng mạn, các nhà văn trước sự tác động của các cuộc biểu tình, chiến đấu và hoạt động của mặt trận dân chủ bắt đầu chú ý hơn đến cuộc sống hiện thực của con người. Đặc biệt được thể hiện trong văn xuôi của Thạch Lam, yếu tố hiện thực được đưa vào rất nhiều. Đối với phong trào thơ mới, các nhà thơ vẫn đề cao tình cảm cá nhân, và tuyệt đối hóa cái tôi. Bên cạnh những tình cảm tích cực của Xuân Diệu, nỗi buồn và tiếc nuối quá khứ của Vũ Đình Liên, tình yêu nước của Huy Cận, thơ mới bắt đầu đi vào giai đoạn thoái trào.

- Giai đoạn 1940-1945

Văn học lãng mạn bước vào giai đoạn thoái trào, trước sự kêu gọi đấu tranh giải phong dân tộc, văn học lãng mạn đã không còn tiếp tục có thể thực hiện chức năng của nó. Các nhà văn rơi vào trạng thái bế tắc, các tác phẩm tuyệt đối hóa cá nhân một cách quá mức trong khi đất nước đang bước vào giai đoạn mới, đòi hỏi văn học có những chức năng mới. Văn học lãng mạn kết thúc là một sự tất yếu, hợp với quy luật của lịch sử, nhường chỗ cho chủ nghĩa văn học khác với những chức năng khác.

Văn học lãng mạn, nhìn ở góc độ tích cực đã đem đến cho nền văn học Việt Nam sự cách tân mới mẻ về hình thức và nội dung, làm tiền đề cho sự phát triền của văn học sau này. Chỉ tồn tại một thời gian ngắn nhưng đã để lại cho văn học nước ta những tác phẩm bất hủ mà không bao giờ ta có thể tìm lại ở những thời kì văn học khác.

Thảo Nguyên


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những...

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên...

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng

Quang Dũng là một trong những gương mặt nhà thơ trẻ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp....

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng

Nguyên Hồng là một nhà văn viết cho những tầng lớp thấp bé trong xã hội lúc bấy giờ, qua những trang...

Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Rừng Xà Nu

Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Rừng Xà Nu

Rừng xà nu là tác phẩm mang đậm chất sử thi, âm vang trong tác phẩm là giọng điệu anh hùng ca, tráng...

Thạch Lam - Nốt trầm văn chương nhẹ nhàng mà tinh tế

Thạch Lam - Nốt trầm văn chương nhẹ nhàng mà tinh tế

Tôi phải gọi Thạch Lam là người kể chuyện tài ba. Cách kể chuyện của ông lúc nào cũng mang một giọng...

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Viết về đất nước không bao giờ là đủ, tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn luôn rộng lớn...

Nguyễn Bính - Nhà thơ của hồn quê, tình quê thiết tha, sâu thẳm

Nguyễn Bính - Nhà thơ của hồn quê, tình quê thiết tha, sâu thẳm

Thơ Nguyễn Bính gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân. Từ người già đến người trẻ, từ thành thị...

Sách đọc nhiều nhất
Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể...

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên...

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ là một nhà văn, nhà biên kịch xuất sắc của nền văn học hiện đại. Mặc dù chỉ hoạt...

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Viết về đất nước không bao giờ là đủ, tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn luôn rộng lớn...

Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học

Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học

Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng - trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời...