Đặc điểm của thể hát nói, thể loại hát nói có gì đặc biệt

Hát nói là một thể văn vần có tính cách văn học cao. Hát nói được sinh ra từ nhu cầu của bộ môn nghệ thuật ca trù và trở nên một thể thơ độc đáo trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn học chữ Nôm nói riêng. Nhiều bài hát nói đã trở thành bài bản của bộ môn nghệ thuật ca trù (lối hát ả đào).

Tìm hiểu về thể thơ hát nói, số chữ trong bài hát nói,luật bằng trắc và các gieo vần trong trong bài hát nói

So với các thể văn khác, hát nói có tính cách tự do phóng khoáng, niêm luật không câu nệ, số chữ trong câu và số câu trong bài không hạn định chặt chẽ. Hát nói có thể coi như một biến thể của lục bát và song thất lục bát. Sau này lối thơ 8 chữ của phong trào thơ mới thoát thai ở hát nói mà ra.

Đặc điểm thể loại hát nói

Bố cục đầy đủ của một bài hát nói gồm 11 câu, chia làm ba khổ (ba trổ).

  • Khổ đầu: 4 câu - 2 câu lá đầu, 2 câu xuyên thưa.
  • Khổ giữa: 4 câu - 2 câu thơ (ngũ ngôn hoặc thất ngôn), 2 câu xuyên sau.
  • Khổ xếp: 3 câu – câu dồn, câu xếp và câu keo.

Ngoài ba phần chính, mỗi bài hát nói thường có thêm phần mưỡu – là những câu lục bát đặt ở đầu bài (mưỡu đầu), hoặc cuối bài (mưỡu hậu) (thường ở trước câu kết thúc cho dễ hát) để nói ý bao quát toàn bài. Nếu chỉ có hai câu lục bát thì gọi là mưỡu đơn, bốn câu thì gọi là mưỡu kép.

Một bài hát nói biến cách (biến thể) thì số khổ giữa có thể tăng (dôi khổ), hoặc giảm (thiếu khổ).

Số tiếng trong câu vừa cố định vừa tự do: Phần cố định bắt buộc: 2 câu ở khổ giữa phải là ngũ ngôn hoặc thất ngôn; các câu mưỡu phải là thơ lục bát; câu cuối phải là 6 tiếng. Các câu khác có thể kéo dài hoặc rút ngắn nhưng phổ biến là 7, 8 tiếng.

Gieo vần, ngắt nhịp tương đối tự do.

Đủ khổ, Dôi khổ và Thiếu khổ

Mỗi bài hát nói chia làm nhiều đoạn, gọi là khổ bài. Mỗi khổ có bốn câu, trừ khổ cuối chỉ có ba câu.

Tìm hiểu về thể thơ hát nói, số chữ trong bài hát nói,luật bằng trắc và các gieo vần trong trong bài hát nói

Theo số khổ, hát nói chia ra làm ba thể

- Đủ khổ là bài có ba khổ (khổ đầu 4 câu, khổ giữa 4 câu, và khổ cuối 3 câu). Thể này là chính thể.
- Dôi khổ là những bài có hơn ba khổ, khổ dôi ra là khổ giữa.
- Thiếu khổ là những bài thiếu một khổ (thường là khổ giữa) chỉ có 7 câu.

Hai thể sau là biến thức.

Đủ khổ:

Các câu trong bài đủ khổ
11 câu trong bài đủ khổ có tên riêng là
- Khổ đầu : Câu 1 và 2 được gọi là lá đầu, câu 3 và 4 là Xuyên thưa
- Khổ giữa : câu 5 và 6 là thơ, câu 7 và 8 là xuyên mau
- Khổ xếp : câu 9 gọi là dồn, câu 10 xếp, câu 11 keo.

Số chữ trong bài hát nói

Số chữ trong câu không nhất định. Thường đặt những câu 7, 8 chữ; nhưng cũng có khi đặt những câu ngắn hơn chỉ có 4, 5 chữ hoặc dài 12 tới 18 chữ.

Duy có câu cuối, bao giờ cũng đặt 6 chữ và hai câu 5-6, nếu đặt hai câu thơ thì phải theo thể thơ ngũ ngôn (câu 5 chữ) hoặc thất ngôn (câu 7 chữ). Nhưng nếu hai câu 5-6 không đặt theo thể thơ, thì số chữ so le cũng được.

Luật bằng trắc trong bài hát nói

Đại khái một khổ trong bài hát nói theo luật như sau

t T b B t T
b B t T b B
b B t T b B
t T b B t T

Khổ xếp (khổ cuối) chỉ có ba câu, thì theo luật của ba câu đầu kể trên

Trong đó không kể những chữ gác ra ngoài luật vì số chữ trong mỗi câu hát là không nhất định. Câu 6 chữ phải theo đúng luật kể trên. Còn những câu dài hơn 6 chữ thì muốn ứng dụng luật này phải chia làm 3 đoạn con, trong mỗi đoạn con, chữ cuối phải theo đúng luật bằng trắc. Những chữ gác ra ngoài không kể, được tuỳ ý sử dụng. Những câu ít hơn 6 chữ thì chia làm 2 đoạn mà đoạn thiếu là đoạn đầu không kể còn 2 đoạn sau thì phải theo đúng luật.

Cách gieo vần trong bài hát nói

Hát nói là một thể văn vừa có cước vận (vần ở cuối câu) vừa có yêu vận (vần ở lưng chừng câu) vừa dùng vần bằng, vừa dùng vần trắc. Những câu ấy là những câu chẵn, trừ câu thứ 6 là câu thơ nên chỉ có cước vận thôi.
Trong mỗi khổ, cước vận của câu đầu và câu cuối phải dùng tiếng trắc, cước vận của hai câu giữa phải dùng tiếng bằng. Còn yêu vận của câu thứ hai thì dùng tiếng trắc mà của câu thứ tư thì dùng tiếng bằng để có thể chuyển vần trắc sang vần bằng hoặc vần bằng sang vần trắc được.

Cách gieo vần của bài hát nói tóm tắt trong 5 quy luật:

  1. Bài hát nói bào giờ cũng bắt đầu bằng một cước vận trắc.
  2. Sau cước vận trắc đầu tiên là 2 cước vận bằng rồi đến 2 cước vận trắc, rồi lại đến 2 cước vận bằng, rồi lại đến 2 cước vận trắc, cứ như vậy cho đến hết bài.
  3. Bài hát nói tận cùng bằng một cước vạn bằng
  4. Khi câu trên cước vận trắc mà câu dưới chuyển sang cước vận bằng, thì câu dưới phải có thêm yêu vận trắc. Trái lại, khi câu trên có cước vận bằng mà câu dưới chuyển cước vận trắc, thì câu dưới có thêm cước vận bằng. Yêu ận gieo cách chữ cuối cùng trong câu 2 hoặc 3 chữ.
  5. Riêng 2 câu của khổ thơ, vì là hai câu thơ luật nên không có yêu vận.

Rất nhiều bài hát nói được truyền lại không giữ cước vận.

Ví dụ những bài đủ khổ:

Gặp cô đầu cũ (II)

Hốt ức lục, / thất niên / tiền sự,
Trải trăng hoa / chưa trả nợ / hương nguyền.
Đến bây giờ / lại gặp / người quen,
Nỗi lưu lạc / sự ghét ghen / là thế nhỉ.
Thiếp tự thân khinh, lang vị khí,
Thần tuy tội trọng, đế do liên.
Can chi mà tủi phận, hờn duyên,
Để son phấn đàn em thêm khúc khích.
Ý trung nhân tự khả tình tương bạch,
Thôi bút nghiên, đàn phách cũng đều sai.
Trông nhau nói nói, cười cười.

(Dương Khuê)
Bài mẫu
  1. 0 x T / x B / x T
  2. 0 x B / 0 t T / b B
  3. 0 b B / t T / b B
  4. 0 x T / 0 x B / 0 x T
  5. t T b B b T T (Thơ)
  6. b B t T t B B (Thơ)
  7. 0 b B / t T / b B
  8. 0 x T / b B / 0 t T
  9. 0 b T / 0 x B / x T
  10. 0 x B / x T / 0 b B
  11. b B / t T / b B
(DK)
 
Ngẫu chiếm

Người quân tử gặp khi vận kiển
Liệu qua loa cho xong chuyện thì thôi
Việc gần xa phải trái kệ thây đời
Hơi đâu nghĩ vào người thêm tức bực
Ấy mới biết sự đời tuỳ lúc
Thắc mắc chi mà cầy cục có làm chi
Ăn thì ăn, ở thì ở, đứng thì đứng, đi thì đi
Cầm bắt được lòng người khi đã dễ
Với những kẻ đàn hoà vui miệng trẻ
Biết mười mươi ngoảnh mặt sẽ làm thinh
Chờ khi cờ đến tay mình

(Trần Tế Xương)
Bài mẫu
  1. 0 x T / x B / x T
  2. 0 x B / 0 x T / b B
  3. 0 b B / x T / 0 b B
  4. 0 x T / x B / 0 x T
  5. 0 x T / x b / x T
  6. 0 0 x B / x T / 0 b B
  7. 0 b B / 0 --- 0 x T / 0 x B
  8. 0 x T / 0 b B t T
  9. 0 x T / x B / 0 x T
  10. 0 x B / x T / 0 b B
  11. x B / x T / x B
(TTX)

 


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Ý nghĩa của Sự tích hồ Ba Bể

Ý nghĩa của Sự tích hồ Ba Bể

Sự tích hồ Ba Bể là một câu chuyện dân gian mang đầy ý nghĩa nhân văn, dạy con người phải...

Ý nghĩa truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Ý nghĩa truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy câu chuyện đã để lại bài học lịch sử...

Thần Trụ Trời - Vị thần khởi thủy trong thần thoại Việt Nam

Thần Trụ Trời - Vị thần khởi thủy trong thần thoại Việt Nam

Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ đời này...

Truyện ngụ ngôn Chó sói và bảy chú dê con

Truyện ngụ ngôn Chó sói và bảy chú dê con

Câu chuyện Chó sói và bảy chú dê con được rất nhiều trẻ nhỏ trên thế giới yêu thích. Truyện...

Ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng

Ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng

Thánh Gióng là tác phẩm rất hay, không phải đơn giản mà nó trở nên bất hủ, đấy là một tác phẩm...

Ý nghĩa Truyện ngụ ngôn Con cáo và chùm nho

Ý nghĩa Truyện ngụ ngôn Con cáo và chùm nho

Truyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” là một truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop, một câu chuyện...

Bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”

Bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”

Truyện “Thầy bói xem voi” là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Việt Nam, một...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện cậu bé Tích Chu

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện cậu bé Tích Chu

Câu truyện cổ tích cậu bé Tích Chu là một câu truyện mang đầy ý nghĩa sâu sắc để giáo dục cho các...

Sách đọc nhiều nhất
Những mẩu truyện cười dân gian Việt Nam hay và ý nghĩa nhất

Những mẩu truyện cười dân gian Việt Nam hay và ý nghĩa nhất

Truyện cười Việt Nam (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn,...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện cậu bé Tích Chu

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện cậu bé Tích Chu

Câu truyện cổ tích cậu bé Tích Chu là một câu truyện mang đầy ý nghĩa sâu sắc để giáo dục cho các...

Thần Trụ Trời - Vị thần khởi thủy trong thần thoại Việt Nam

Thần Trụ Trời - Vị thần khởi thủy trong thần thoại Việt Nam

Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ đời này...

Những câu chuyện cổ tích hay ý nghĩa về loài vật dành cho bé

Những câu chuyện cổ tích hay ý nghĩa về loài vật dành cho bé

Truyện cổ tích có lẽ đã gắn liền với biết bao thế hệ trẻ em không chỉ ở Việt Nam mà còn trên...

Top 10 truyện cổ tích hay và ý nghĩa mẹ nên kể cho bé

Top 10 truyện cổ tích hay và ý nghĩa mẹ nên kể cho bé

Kể chuyện cổ tích cho bé trước khi ngủ là một thói quen tốt, top 10 truyện cổ tích hay nhất mà mẹ...

Ý nghĩa Truyện ngụ ngôn Con cáo và chùm nho

Ý nghĩa Truyện ngụ ngôn Con cáo và chùm nho

Truyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” là một truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop, một câu chuyện...