Chuột sa chĩnh gạo

“Chuột sa chĩnh gạo” cứ nghĩ bản thân may mắn khi sa vào chĩnh gạo, thực tế sau khi ăn đẫy tễ vào rồi chỉ có thể chịu chết.

Chuột sa chĩnh gạo

Câu thành ngữ ý muốn nói tình cờ gặp được “món hời” từ trên trời rơi xuống mà không cần phải nỗ lực. Ví dụ như Chuột sa chĩnh gạo, tha hồ ăn mà không cần phải khổ công đi kiếm hàng ngày. Câu thành ngữ này được bắt nguồn từ câu chuyện dân gian. Chuyện kể về một chú chuột vô tình rơi vào chĩnh gạo, khi thấy xung quanh mình toàn là gạo chuột ta rất sung sướng. Cuộc sống của chú chuột sau đó là những chuỗi ngày nằm ở đó và ăn uống, nghỉ ngơi. Thế nhưng gạo có nhiều đến mấy thì ăn mãi cũng đến ngày vơi. Kết quả chuột nhận lại cái chết đau khổ chỉ vì ham một vài giây phút sung sướng.

Chuột sa chĩnh gạo

Bài học rút ra từ câu chuyện của chuột chính là cuộc đời vốn dĩ không có cái gọi là “món hời” từ trên trời rơi xuống. Nếu thật sự có món hời ấy thì đó chính là cái bẫy đang đợi bạn bước vào. Ai mà chẳng ao ước có một cuộc sống sung sướng đủ đầy thế nhưng phải có làm thì mới có ăn. Hãy nhìn chú chuột vì một phút lỡ là đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình.

Chuyện “Chuột sa chĩnh gạo”

Đời xưa, chuột vốn là giống linh thiêng ở trời, trời giao cho chìa khóa giữ kho lúa. Lợi dụng quyền hành, chuột thường đến kho, mở khóa rả rích ăn bao nhiêu là thóc, trấu còn lại vương khắp kho.

Trời biết, lấy làm giận, bèn đuổi chuột xuống hạ giới. Nó khấn trời từ nay không dám ăn thóc nữa. Trời cứ tưởng nó ngứa răng, hạt thóc lại có trấu, nó mới cắn, còn cái khác thì nó không ăn, nên thương tình cho nó giữ chĩnh gạo của trần gian. Khi được giao việc, chuột sướng quá, vắt chân chữ ngũ giữa chĩnh gạo mà rung đùi. Cái thói ăn tham một mình không đành, nó còn rủ cả đàn, cả lũ đến ăn vô kể. Vì gạo không có trấu, nên chúng ăn không để lại dấu tích, lúc đầu người không phát hiện ra, chỉ khi cạn kiệt dần mới biết. Người tức giận tâu lên vua Bếp. Vua Bếp bắt chuột lên trả trời và tâu rằng:

- Từ khi Ngọc Hoàng cử thằng chuột đến canh chĩnh gạo cho người, dân ngày càng đói kém đi, bếp nổi lửa ít. Tại thằng chuột này cả. Nó ăn vụng gạo dữ lắm, cứ đà này thì dân chết đói hết.

Chuột cãi:

- Trước đây bảo tôi ăn vụng thóc, tôi chịu vì có trấu làm dấu tích. Giờ bảo tôi ăn vụng gạo, lấy bằng chứng đâu?

Vua Bếp và trời không có bằng chứng bỏ tù nên đành thả nó về trần gian, nhưng cho con mèo xuống để canh gác. Từ bấy, nó cũng không được giữ chìa khóa chĩnh gạo nữa và lại sợ mèo, nên nó không được ăn gạo thỏa thuê như trước đây mà chỉ rình khi vắng người, vắng mèo, ra ăn trộm vài ba hạt thóc lúa, ngô, khoai mà thôi.

Tuy vậy nó vẫn chờ dịp để lại được giao giữ chìa khóa chĩnh gạo của người.

Bài học từ Chuột sa chĩnh gạo

Trên đời này làm gì cũng phải trả giá

Khi bạn làm bất cứ việc lớn nhỏ gì trên đời này ít nhiều đều phải trả giá, Không nỗ lực mà cũng thành công chắc chỉ có trong giấc mơ, những cuốn truyện ngôn tình hay bộ phim trên mạng ảnh chẳng qua là tô vẽ cuộc sống thôi. Hãy tỉnh giấc, nếu muốn thành công bất cứ ai trong chúng ta cũng đều phải nỗ lực rất nhiều.

Bạn nghĩ rằng những người thành công rất nhàn hạ sao? Thực tế, để duy trì được phong độ và có thêm nhiều bước tiến trong công việc họ phải luôn duy trì trạng thái cố gắng mỗi ngày. Đừng tưởng rằng bạn chỉ cần cố gắng trong một giai đoạn nào đó thôi. Bạn sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải nếu không cố gắng mỗi ngày. Chăm chỉ nỗ lực chúng ta sẽ được sống cuộc đời mà mình mong muốn, ngược lại nếu lười biếng thì bạn chỉ có thể sống một cuộc sống tầm thường.

Những bài mời gọi về việc làm online tại nhà rảnh làm bận nghỉ và kiếm được một số tiền nhất định mỗi tháng chỉ là cái bẫy đợi những kẻ “siêng ăn nhác làm” đi vào. Những người này thường nhắm đến đối tượng không có công việc ổn định, muốn kiếm nhiều tiền để lừa đảo. Thực tế đằng sau những chiêu trò này là một đường dây lừa đảo có hệ thống. “Nhẹ dạ cả tin” sẽ khiến cho bạn dễ rơi vào cái bẫy của kẻ lừa đảo. Hãy nhớ rằng bạn bỏ ra bao nhiêu sẽ thu lại bấy nhiêu, những công việc làm ít được nhiều bạn cần phải xem lại, đừng như chú chuột sa vào chĩnh gạo.

Lời kết

Trên đời này không có cái gọi là “món hời” từ trên trời rơi xuống, chúng ta làm bất cứ việc gì cũng đều phải trả giá. Thế nên hãy làm việc thật chăm chỉ, cuộc sống nhất định sẽ cho bạn một đáp án tốt nhất.

Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ Chuột sa chĩnh gạosẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Cá chuối đắm đuối vì con

Cá chuối đắm đuối vì con

Câu thành ngữ “Cá chuối đắm đuối vì con” chỉ tình yêu và sự hy sinh vĩ đại của cha mẹ dành cho...

Giải thích câu tục ngữ Ăn vóc học hay

Giải thích câu tục ngữ Ăn vóc học hay

Ăn vóc học hay có nghĩa là sức khỏe và trí tuệ đều quan trọng thế nên con người cần phải biết...

Cá chậu chim lồng

Cá chậu chim lồng

Cá chậu chim lồng ý nói cuộc sống bó buộc, mất tự do. Khái niệm, giải thích ý nghĩa thành ngữ cá...

Khôn ba năm dại một giờ là gì?

Khôn ba năm dại một giờ là gì?

Khôn ba năm dại một giờ là câu thành ngữ dùng để chỉ những người con gái nhẹ dạ cả tin, mặc dù...

Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc

Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc

Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Câu tục ngữ “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” có nghĩa là nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một...

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

Những chú chim khôn ngoan sẽ hót tiếng rảnh rang, thanh thoát còn người khôn ngoan sẽ luôn biết nói những...

Một điều nhịn chín điều lành

Một điều nhịn chín điều lành

“Một điều nhịn chín điều lành” ý muốn nói nhẫn nhịn, đây là cách đối nhân xử thế mà bất...

Sách đọc nhiều nhất
Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc

Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc

Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Câu tục ngữ “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” có nghĩa là nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một...

Đẽo cày giữa đường là gì?

Đẽo cày giữa đường là gì?

“Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác...

Học thầy không tày học bạn

Học thầy không tày học bạn

“Học thầy không tày học bạn” nhắc nhở chúng ta nên học tập ở mọi lúc mọi nơi chứ không nên...

Giàu vì bạn sang vì vợ

Giàu vì bạn sang vì vợ

Câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của người vợ và...

Đứng núi này trông núi nọ

Đứng núi này trông núi nọ

“Đứng núi này trông núi nọ” là câu thành ngữ phê phán những người đang đứng ở núi này mà lại...