Cạn tàu ráo máng

Thành ngữ “Cạn tàu ráo máng” dùng để chỉ sự đối xử tệ bạc, không còn tình nghĩa giữa con người với con người.

“Người ta đối xử cạn tàu ráo máng vì họ ở huyện ở tỉnh, họ có ăn đời ở kiếp chi với ta” (Chu Văn. “Bão biển”).

Thoạt tiên, thành ngữ này được dùng để chỉ sự chăm sóc thiếu chu đáo của con người đối với vật nuôi như voi, ngựa, lợn và các gia súc khác. Ở trong thành ngữ này, máng là dụng cụ đựng thức ăn cho lợn và các gia súc, tàu cũng là một loại máng dùng để đựng thức ăn cho voi và ngựa. (Về sau tàu còn được dùng để chỉ chỗ nhốt voi nhốt ngựa. Trong trường hợp này tàu có nghĩa là chuồng. Đối với những con vật quý, giúp đỡ cho con người khỏi những nỗi nhọc nhằn trong việc thồ chở hàng hoá, các vật liệu nặng, hoặc cung cấp cho người thịt ăn hàng ngày như vậy mà phải để cho cạn tàu ráo máng, để phải chịu đói, chịu khát cùng kiệt thế, âu cũng là một sự tàn nhẫn quá mức. Nhưng nói vật là để nói người vậy. Đã cạn tàu ráo máng với nhau thì còn đâu là tình nghĩa; con người lúc đó sẽ đối xử với nhau một cách tàn nhẫn:

“Mấy ông đã không ơn nghĩa lại đối xử cạn tàu ráo máng rứa thì can chi mà chị ngượng” (Xuân Thiều. “Thôn ven đường”).

“Bố mẹ Bính đối với Bính thật cạn tàu ráo máng và đến mức độc ác hơn là thú dữ” (Nguyên Hồng. “Bỉ vỏ”).

Thành ngữ “Cạn tàu ráo máng”

Sao nỡ “Cạn tàu ráo máng”

Mỗi ngày chúng ta được chứng kiến không ít vụ án thương tâm, từ bố mẹ giết hại con đến con vác dao đâm bố mẹ. Hay những câu chuyện người trong cùng một nhà làm đủ mọi cách để bôi nhọ danh dự của nhau. Rồi một vài câu chuyện đau lòng như vì ghen tuông với vợ, người chồng sẵn sàng đem con ném xuống sống hay câu chuyện người đàn ông tưới xăng đốt chính con ruột của mình.

Sau khi đọc những tin tức như vậy nhiều người phải bất ngờ thốt lên rằng: “Người một nhà với nhau tại sao lại đối xử với nhau tệ bạc như vậy? Nỗi đau của người lớn sao cứ phải đổ lên đầu những đứa trẻ vô tội?”

Xin đừng đối xử tệ bạc với cha mẹ

Từ xưa đến nay, câu chuyện về bố mẹ và con cái nhiều vô vàn, rất hiếm có người con nào phụng dưỡng cha mẹ đầy đủ từ vật chất đến tinh thần. Có nhiều người vừa mới nuôi bố mẹ được một vài ngày đã bắt đầu kể công, cũng có trường hợp viện lý do để không phải chăm sóc bố mẹ.

Câu chuyện thực tế thì trường hợp con cái bỏ bố mẹ nhiều hơn là bố mẹ bỏ con cái. Từ bao giờ tình cảm của bố mẹ dành cho con cái được mang lên bàn cân để đong đếm? Cuộc sống này thật sự rất ngắn ngủi, khi bạn trưởng thành rồi sẽ nhận ra bố mẹ cũng già đi rất nhiều. Nếu bạn sống biết ơn và bao dung với bố mẹ thì bạn mới sống đúng với đạo làm con.

Bố mẹ dành cả tuổi thanh xuân cho chúng ta vậy nên chúng ta cần phải hiểu rõ điều đó. Ngày xưa khi bạn còn bé, bố mẹ là người cầm tay bạn chỉ cho bạn viết từng con chữ, bày cho bạn làm từng phép tính. Vậy mà khi hướng dẫn bố mẹ sử dụng smart phone bạn lại càu nhàu với bố mẹ? Hãy thôi ngay những hành động khiến cho bố mẹ buồn, chúng ta đều đã là người trưởng thành, đều đã nhận thức được đạo làm con.

Tử tế với người khác chính là tử tế với chính bản thân mình

Một người sống tử tế chính là sống ngay thẳng, sống vì mình, vì người khác, lời nói và hành động luôn đúng đắn, có tình người. Sự tử tế được thể hiện rõ qua cách người ta đối xử với nhau trong cuộc sống.

Tử tế với bản thân

Khi đi ra ngoài bạn nên ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề điều này vừa là tôn trọng bản thân và tôn trọng những người xung quanh. Tiêu xài cần tiết kiệm không hoang phí, ăn uống đầy đủ, yêu thương bản thân.

Sao nỡ “Cạn tàu ráo máng”

Tử tế với gia đình

Hãy tử tế với người thân của chúng ta, nếu bạn không ở cùng gia đình vậy thì hãy quan tâm họ nhiều hơn bằng cách gọi điện, nhắn tin thường xuyên để hỏi thăm họ. Đừng để đến khi không còn cơ hội để nói lời yêu thương với họ mới bắt đầu hối hận.

Tử tế trong công việc

Hãy tôn trọng những người làm việc cùng bạn bằng cách có trách nhiệm với công việc mà bạn đang làm. Đi làm đúng giờ, hoàn thành công việc đúng hạn.

Tử tế với mọi người

Tử tế với tất cả mọi người xung quanh bạn như bạn bè, đồng nghiệp và người quen, Điều này không chỉ giúp bạn ghi điểm trong mắt mọi người mà còn giúp bạn kết bạn thêm với nhiều người. Hãy giữ cho mình một cái tâm thật tốt. “Hãy đối xử tốt với người khác vì họ sẽ nhớ đến sự tử tế của bạn hơn là thành công của bạn.”

Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Cạn tàu ráo máng” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Ăn ốc nói mò

Ăn ốc nói mò

Ăn ốc nói mò có nghĩa là nói một ai đó nói không có căn cứ, sai sự thật về một sự việc bất kỳ...

Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn

Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn

Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn có nghĩa là khi hai vợ chồng cùng đồng lành thì sẽ...

Vụng chèo khéo chống

Vụng chèo khéo chống

“Vụng chèo khéo chống” có nghĩa là tay chân vụng về hay làm hỏng việc nhưng lại có thói quen biện...

Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng có nghĩa là sự thật nói về điểm xấu của người khác để...

Giàu vì bạn sang vì vợ

Giàu vì bạn sang vì vợ

Câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của người vợ và...

Há miệng mắc quai

Há miệng mắc quai

Há miệng mắc quai nghĩa là gì, giải nghĩa thành ngữ Há miệng mắc quai. Há miệng mắc quai trong trường...

Chuột sa chĩnh gạo

Chuột sa chĩnh gạo

Chuột sa chĩnh gạo cứ nghĩ bản thân may mắn khi sa vào chĩnh gạo, thực tế sau khi ăn đẫy tễ vào rồi...

Cá chuối đắm đuối vì con

Cá chuối đắm đuối vì con

Câu thành ngữ “Cá chuối đắm đuối vì con” chỉ tình yêu và sự hy sinh vĩ đại của cha mẹ dành cho...

Sách đọc nhiều nhất
Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc

Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc

Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Câu tục ngữ “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” có nghĩa là nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một...

Đẽo cày giữa đường là gì?

Đẽo cày giữa đường là gì?

“Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác...

Học thầy không tày học bạn

Học thầy không tày học bạn

“Học thầy không tày học bạn” nhắc nhở chúng ta nên học tập ở mọi lúc mọi nơi chứ không nên...

Giàu vì bạn sang vì vợ

Giàu vì bạn sang vì vợ

Câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của người vợ và...

Đứng núi này trông núi nọ

Đứng núi này trông núi nọ

“Đứng núi này trông núi nọ” là câu thành ngữ phê phán những người đang đứng ở núi này mà lại...