Ăn mày đòi xôi gấc
“Ăn mày đòi xôi gấc” là câu thành ngữ chỉ sự tham lam, không biết đủ, không biết thân phận thế nên đòi hỏi những thứ quá mức.
Ăn mày đòi xôi gấc
Ăn mày đòi xôi gấc được lấy từ chính những câu chuyện có thật ngoài đời thực. Những người ăn mày kiếm sống bằng nghề đi xin ăn, quanh năm những người này thiếu ăn, thiếu mặc nhưng khi được bố thí cho thì lại đòi hỏi, họ mong muốn những thứ cao sang hơn mà không biết nhìn tình hình thực tế của bản thân.
Câu thành ngữ này muốn phê phán những kẻ sống mà không biết thân biết phận, không biết nhận thức về thực tại để cố gắng vươn lên thế nên chỉ mãi dậm chân tại chỗ mà không thể khá lên được.
Một số câu thành ngữ có ý nghĩa tương tự như: Chó mà đòi mặc áo lính, Chuông khánh còn chăn ăn ai, Nghĩa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre, Con nhà lính tính nhà quan,…
Đây chính là một suy nghĩ điển hình của kẻ sống không biết đủ, ích kỷ tham lam, chỉ nghĩ cho bản thân của mình. Chỉ vì tham lam mà người khác có thể đánh mất nhân tính, đánh rơi lòng tự trọng, không màng đến người thân thiết hay bạn bè và làm ra nhiều chuyện đáng xấu hổ.
Con nhà lính, tính nhà quan
Rất nhiều bạn trẻ ngày nay không ý thức được điều kiện kinh tế của gia đình cứ như thế tiêu tiền không kiểm soát, làm khổ bố mẹ. Khi công nghệ ngày một phát triển, nhu cầu của con người cũng ngày một cao hơn, cái gì cũng phải thật nhanh, thật tiện và thật thời thượng. Điều này khiến cho thói hư tật xấu xuất hiện ngày một nhiều. Đó là căn bệnh sống ảo gia tăng, nhiều bạn trẻ bất chấp tất cả chỉ để đổi lấy sự nổi tiếng ảo.
Với tâm lý phải bằng bạn bằng bạn mà nhiều bạn trẻ bất chấp hoàn cảnh gia đình khó khăn, đòi bằng được bố mẹ mua điện thoại xịn. Hay sự nổi tiếng trên mạng mà bất chấp làm những video nhảm nhí, đổ tiền của vào những thứ không đáng tiền. Vì mong muốn có sự ngưỡng mộ ảo cùng sự tung hô vô bổ mà nhiều bạn trẻ không ngần ngại làm khổ bố mẹ.
Một chiếc điện thoại đời mới với nhiều tính năng hấp dẫn luôn là sự lựa chọn đầu tiên của giới trẻ, chính vì mong muốn nhận được sự công nhận từ mọi người mà làm khổ bố mẹ. Hãy nhớ rằng, bố mẹ đi làm ngày đêm để nuôi sống cả gia đình bạn chứ không phải để bạn đổ tiền vào những thứ vô bổ, đừng đóng vai nhà giàu khi bố mẹ đang còn sống khổ cực.
Ai cũng tham lam và quan trọng là chúng ta có biết tiết chế hay không?
Cội nguồn mọi đau khổ của con người thường bắt nguồn từ tham, sân, si như lời Phật từng dạy. Khi không hài lòng với cuộc sống hiện tại con người ta tham lam và đánh mất lý trí thế nên ông cha ta có câu “Lòng tham vô đáy”. Người tham lam thường có kết cục không mấy tốt đẹp, tất cả đều phải trả giá cho hành động sai trái của mình.
Ai cũng biết tham lam là điều xấu thế nhưng khi nghĩ về cuộc sống giàu sang, về những cái lợi về bản thân mình họ liền quên hết mọi thứ, bất chấp để có cuộc sống giàu có và thỏa mãn sự tham lam của mình.
Những vụ án con giết bố mẹ, anh em mâu thuẫn với nhau chỉ vì tranh giành tài sản trong nhà đã không còn xa lạ. Xã hội ngày nay có nhiều người vì tham lam mà ra tay với cả người nhà của mình.
Tham lam khiến con người ta đánh mất nhân tính, dễ dàng làm ra những điều sai trái chỉ để thỏa mãn sự giàu có của bản thân và trở nên ích kỷ.
Sống ở đời phải biết mình là ai
Biết mình, biết ta, trăm trận, trăm thắng. Cuộc sống không giống như phim, sống thực tế mới giúp bạn hiểu rõ bản thân mình và sống một cuộc đời ý nghĩa.
Khi bạn biết bản thân mình muốn gì, mình cần phải làm những gì cũng như hiểu được hoàn cảnh của bản thân, bạn mới có thể sống đúng nghĩa. Hạnh phúc chính là khi bạn biết đủ, chúng ta không chỉ tồn tại mà chúng ta đang sống. Hãy làm những điều có ích cho bản thân, nỗ lực mỗi ngày thay vì ảo tưởng về bản thân. Ước mơ cũng cần phải thực tế, đừng tự mình vẽ ra một ước mơ viển vông để rồi nhận về bản thân sự thất vọng tràn trề cùng với đó bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Cuộc đời của bạn do chính bạn quyết định, hạnh phúc hay khổ đau cũng do chính bạn quyết định. Sống cần phải biết mình, biết ta mới là hạnh phúc.
Lời kết
Những kẻ tham lam đều có kết cục không tốt đẹp, thế nên hãy sống đúng và khiêm tốn, tiết kiệm. Đừng vì một chút giàu sang mà làm ăn bất chính, bất chấp tất cả mà bỏ qua luân thường đạo lý. Bạn chỉ cần sống tốt thì mọi điều tốt đẹp tự nhiên sẽ đến với bạn.
Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Ăn mày đòi xôi gấc” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!
Câu tục ngữ “Nước đến chân mới nhảy” ý muốn nói khi nước dâng đến chân chúng ta mới giật...
Câu thành ngữ “Chó chê mèo lắm lông” ý muốn nhắc nhở chúng ta trước khi phán xét ai đó hãy xem lại...
Câu thành ngữ “Kẻ cắp gặp bà già” ý muốn nói người giỏi ắt sẽ có người giỏi hơn thế nên...
Lòng tham vô đáy là câu thành ngữ phê phán sự tham lam của con người, nhiều người chỉ vì đồng tiền...
Câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” dùng để phê phán những người thiếu hiểu biết, có tầm nhìn...
Một con ngựa đau chỉ một cá nhân riêng biệt còn “cả tàu” là một tập thể lớn. Khi một con ngựa...
Câu thành ngữ “Tiền trảm hậu tấu” ý muốn nói làm việc tùy tiện, vô tổ chức sau đó mới báo...
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn ý muốn nói trên đời này không ai là giỏi nhất thế nên bạn cần phải...
Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc
Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...
Đừng trông mặt mà bắt hình dong
Câu tục ngữ “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” có nghĩa là nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một...
Đẽo cày giữa đường là gì?
“Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác...
Học thầy không tày học bạn
“Học thầy không tày học bạn” nhắc nhở chúng ta nên học tập ở mọi lúc mọi nơi chứ không nên...
Giàu vì bạn sang vì vợ
Câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của người vợ và...
Đứng núi này trông núi nọ
“Đứng núi này trông núi nọ” là câu thành ngữ phê phán những người đang đứng ở núi này mà lại...
Review xem nhiều
Review mới nhất