Ăn chưa no lo chưa tới
“Ăn chưa no lo chưa tới” là câu thành ngữ chỉ những người chưa thể tự lo cho bản thân.
Ăn chưa no lo chưa tới
Câu thành ngữ này thể hiện quá rõ ràng sự phụ thuộc, đối tượng thường phải phụ thuộc vào bố mẹ hoàn toàn đó là trẻ em. Thế nhưng không riêng gì trẻ em phải phụ thuộc vào bố mẹ mà còn nhiều độ tuổi khác nhau. Khi chưa đủ năng lực để tự lo cho bản thân hay đưa ra quyết định cuộc đời.
Hiểu một cách đúng và đủ về thành ngữ này ý muốn nói những người non trẻ, Ăn chưa đủ no và làm việc cũng chưa đến đâu. Có thể nói về thể chất lẫn tinh thần của người này vẫn chưa trưởng thành. Cuộc sống qua lăng kính của trẻ con luôn tươi đẹp hơn bao giờ hết, chúng rất muốn khám phá thế giới. Một cuộc sống vô lo vô nghĩ.
Câu nói này còn chỉ những người đã trưởng thành nhưng vẫn phụ thuộc vào bố mẹ, người thân mà không lo tự lập. Công việc hay cuộc sống của những người này thường bị phụ thuộc vào gia đình chứ không thể quyết định. Cuộc sống phụ thuộc rất mệt mỏi vì bạn sẽ không được quyết định mà phải phụ thuộc, có bất cứ món đồ gì muốn mua bạn cũng phải phụ thuộc vào người khác.
Với trẻ em, sống phụ thuộc là chuyện bình thường cũng có những hoàn cảnh khiến cho các em còn nhỏ phải tự lo cho cuộc sống của mình. Còn đối với người trưởng thành mà vẫn phụ thuộc và bố mẹ và người nhà thì rất đáng châm biếm và lên án.
Lớn lên nhưng không trưởng thành
Có những đứa trẻ chỉ lớn lên về mặt thể xác còn tâm hồn thì vẫn còn trẻ con. Chính vì sự bao bọc quá mức, yêu thương con sai cách khiến cho nhiều đứa trẻ vẫn không thể trưởng thành và luôn phải phụ thuộc vào bố mẹ. Điều này khiến cho không chỉ bố mẹ mà gia đình đứa trẻ phải chịu rất nhiều áp lực.
Có thể nói, ngày nay khi mọi thứ đủ đầy thì nhu cầu của con người cũng ngày một tăng cao. Thay vì ăn no, mặc ấm thì đã chuyển sang ăn ngon, mặc đẹp. Rất nhiều bạn trẻ không bao giờ đụng đến cái chổi hay chén bát trong nhà vì sự bao bọc quá mức của bố mẹ. Và khi ra đời, các bạn trẻ này dễ bị sốc và thất vọng về thế giới bên ngoài.
Ở nhà càng sung sướng bao nhiêu thì ra đời vất vả bấy nhiêu, nghĩ kĩ lại nếu bố mẹ tập cho con cách trưởng thành sớm, tự lập thì khi ra đời các bạn trẻ đã không có quá nhiều bỡ ngỡ và bất ngờ như vậy. Những công việc cơ bản như nấu ăn, giặt giũ và chăm sóc bản thân là điều cơ bản mà ai cũng phải biết để tự lập.
Câu chuyện về những bạn trẻ dù đã đến tuổi trưởng thành nhưng đến một món ăn cơ bản cũng không biết nấu, cách cầm chổi quét nhà cũng không biết đã không phải là câu chuyện xa lạ. Sự cưng chiều, bao bọc con cái kỹ càng của bố mẹ khiến cho các bạn trẻ không thể tự lập và trở thành gánh nặng cho gia đình, những người xung quanh.
Những đứa trẻ trưởng thành
Trái ngược lại với những đứa trẻ không thể trưởng thành thì vì hoàn cảnh gia đình, vì hoàn cảnh của bản thân mà nhiều đứa trẻ buộc phải trưởng thành. Ở tuổi ăn, tuổi học, khi các bạn được bố mẹ đưa đi đón về, các bạn được đi chơi thỏa thích thì có những đứa trẻ phải mưu sinh bằng những nghề như lượm ve chai, bán vé số và cực khổ hơn nữa đó là các em phải lao động vất vả khi chưa đủ tuổi.
Ở tuổi “Ăn chưa no lo chưa tới” chúng đã phải đối diện với cảnh cơm áo, gạo tiền, cảnh tự lo cho bản thân. Những bữa ăn no với chúng quá là xa xỉ đối với chúng chỉ cần có cái ăn là đủ rồi. Cuộc sống lang thang đầu đường xó chợ trở nên quá quen thuộc với chúng. Những đứa trẻ ấy đáng ra phải được nằm trong vòng tay bố mẹ thế nhưng lại phải đối diện với sự khắc nghiệt của cuộc đời, các em buộc phải trưởng thành khi còn chưa biết cuộc sống này là gì.
Con không thể trưởng thành
Lý do con không thể trưởng thành phụ thuộc từ môi trường, đó là cách nuôi day con của bố mẹ không được nghiêm khắc. Khiến cho những thói hư tật xấu ngày càng ăn sâu vào tiềm thức của những đứa trẻ khiến cho chúng không thể trưởng thành. Từ việc đã quá quen với chuyện phụ thuộc vào người khác đến chuyện đổ hết mọi tội lỗi và trách nhiệm lên đầu bố mẹ. Đứa trẻ cho rằng tất cả trách nhiệm đều do bố mẹ và mình không có lỗi.
Lúc nào cần bao dung thì chúng ta sẽ bao dung còn lúc nào cần nghiêm khắc hãy nghiêm khắc. Chúng ta bao dung quá nhiều sẽ khiến trẻ không nhận ra lỗi lầm của mình và không thể trưởng thành. Bố mẹ nào cũng thương con thế nhưng hãy thương con đúng cách.
Lời kết
Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Ăn chưa no lo chưa tới” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!
Câu thành ngữ “Mật ngọt chết ruồi” là lời nhắc nhở chúng ta hãy cẩn thận với những cạm bẫy...
Câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” ý muốn nhắc nhở chúng ta sống trên đời phải biết kiềm chế...
Ăn mày đòi xôi gấc là câu thành ngữ chỉ sự tham lam, không biết đủ, không biết thân phận thế nên...
Câu tục ngữ “Nước đến chân mới nhảy” ý muốn nói khi nước dâng đến chân chúng ta mới giật...
Câu thành ngữ “Chó chê mèo lắm lông” ý muốn nhắc nhở chúng ta trước khi phán xét ai đó hãy xem lại...
Câu thành ngữ “Kẻ cắp gặp bà già” ý muốn nói người giỏi ắt sẽ có người giỏi hơn thế nên...
Lòng tham vô đáy là câu thành ngữ phê phán sự tham lam của con người, nhiều người chỉ vì đồng tiền...
Câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” dùng để phê phán những người thiếu hiểu biết, có tầm nhìn...
Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc
Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...
Đừng trông mặt mà bắt hình dong
Câu tục ngữ “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” có nghĩa là nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một...
Đẽo cày giữa đường là gì?
“Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác...
Học thầy không tày học bạn
“Học thầy không tày học bạn” nhắc nhở chúng ta nên học tập ở mọi lúc mọi nơi chứ không nên...
Giàu vì bạn sang vì vợ
Câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của người vợ và...
Đứng núi này trông núi nọ
“Đứng núi này trông núi nọ” là câu thành ngữ phê phán những người đang đứng ở núi này mà lại...
Review xem nhiều
Review mới nhất