Ác giả ác báo

“Ác giả ác báo” ý muốn nói những người làm việc ác sẽ gặp báo ứng, không sớm thì muộn họ sẽ phải trả giá cho hành động của mình.

Ác giả ác báo

Luật nhân quả không bỏ sót bất cứ một ai thế nên nếu sống tốt thì bạn không cần lo lắng quá nhiều còn nếu sống thất đức bạn sẽ bị nghiệp quật.

Ác giả ác báo

Gieo nhân nào thì gặt quả ấy” đây là một quy luật không thể thay đổi. Bạn có thể không tin thế nhưng đó là sự thật. Những kẻ xấu xa từ trước đến nay luôn có một kết cục không mấy tốt đẹp, trong truyện cổ tích và phim ảnh đều tôn vinh người tốt, việc tốt nhằm răn đe và để con người ta biết cách sống tốt hơn.

Thạch Sanh

Ngày xưa ở quận Cao Bình, có hai vợ chồng tuổi giả mà vẫn chưa có con. Thấy học tốt bụng, Ngọc Hoàng sai thai tử xuống đầu thai làm con. Mãi về sau, khi người chồng chết, người vợ mới sinh được câu con trai. Khi cậu vừa khôn lớn thì mẹ chết, cậu sống một mình trong túp lều cũ, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha cậu để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, Lí Thông thấy Thạch Sanh tốt bụng liền kết nghĩa anh em. Bấy giờ trong vùng có con trằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình, mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Với tài nghệ của mình, Thạch Sanh đã giết được Chằn Tinh. Lí Thông đem đầu chằn tinh nộp cho vua dể lĩnh thưởng và được vua phong làm Quận công.

Vua có cô công chúa đến tuổi lấy chồng, nhưng không may trong lễ hội, công chúa bị đại bàng quắp đi. Thạch Sanh thấy liền dùng cung tên bắn gãy cánh đại bàng. Thạch Sanh lần theo vết máu và tìm ra được chỗ ở của nó.

Từ ngày công chúa mất tích nhà vua vô cùng đau đớn. Vua sai Lí Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lấp cửa hang. Trong hang, Thạch Sanh cứu thoát thái tử và được vua Thủy Tề ban thưởng một cây đàn thần.

Hồn của chằn tin và đại bằng hiện lên báo thù Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục.

Từ khi công chúa trở về, nàng không nói, không cười. Không ai chữa được bệnh đó. Chỉ khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đến, chàng kể hết mọi sự tình. Hiểu ra sự việc vua không giết mẹ con Lí Thông nhưng trên đường về nhà, chúng bị sét đánh và hóa kiếp thành bọ hung. Thạch Sanh lấy công chúa. Thấy vậy các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lấy đàn gẩy, giặc xin hàng. Không thể ăn hết được niêu cơm, quân sĩ kéo nhau về nước. Về sau, Thạch Sanh lên ngôi vua.

Truyện cổ tích Thạch Sanh chính là minh chứng cho việc sống ác ắt sẽ gặp quả báo. Trong truyện Lí Thông luôn nghĩ hết cách này đến cách khác để hại Thạch Sanh thế nhưng đến cuối cùng kẻ ác phải trả giá rất đắt.

Gieo nhân nào gặt quả ấy

Gieo nhân nào gặt quả ấy” được xem là một quy luật của cuộc sống, bạn làm việc ác ắt sẽ bị trời phạt, bạn làm việc tốt thì sẽ được trời đền đáp.

Gieo nhân nào gặt quả ấy

Nhiều người biết rõ việc làm của mình là gây ảnh hưởng đến người khác nhưng vì lợi ích của bản thân nên họ tiếp tục làm. Giống như việc buôn bán thực phẩm bẩn, kinh doanh gian lận nhầm thu lợi nhuận, ngày qua ngày họ vẫn làm dù biết rõ sẽ làm hại đến người khác. Một ngày, một tháng rồi một năm khi thấy công việc ấy giúp họ kiếm nhiều tiền, vậy là họ vẫn tiếp tục làm mà không thấy cắn rứt lương tâm. Vì nhân quả chưa đến nên họ vẫn chưa thể tin việc làm của mình sẽ phải trả giá. Nhưng trên đời này làm bất cứ việc gì cũng phải trả giá.

Chỉ cần bạn sống tốt, sống lương thiện thì không cần phải lo lắng quá nhiều. Gieo nhân nào gặt quả ấy, người làm việc tốt ắt sẽ được ông trời đền đáp còn kẻ làm việc xấu sẽ bị trời trừng phạt. Sống ở đời đừng tham giàu sang, vật chất mà làm hại đến người khác. Bởi vì sớm muộn gì bạn cũng phải trả giá.

Nếu muốn ăn quả ngọt chúng ta phải gieo mầm tốt

Làm đúng với cái tâm của mình, sống đúng với luân thường đạo lý. Làm việc thiện không phải để khoe khoang rằng mình là người tốt mà làm việc thiện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Sống phải tích đức cho con cháu sau này, làm việc ác sẽ bị trừng phạt và có kết cục rất bi thảm.

Lời kết

Câu thành ngữ “Ác giả ác báo” là một bài học sâu sắc nhắc nhở mỗi chúng ta, bạn sống như thế nào thì ông trời sẽ đối xử với bạn như thế ấy. Sống tốt trời xanh sẽ an bài còn sống sai, sống ác độc với người khác bạn sẽ có một kết cục rất bi thảm.

Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Ác giả ác báo” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Thành ngữ Giọt nước tràn ly

Thành ngữ Giọt nước tràn ly

"Giọt nước tràn ly" ý muốn nói mọi sự vật hiện tượng đều có giới hạn của nó. Bài viết phân...

Hổ dữ không ăn thịt con

Hổ dữ không ăn thịt con

Hổ hung dữ là thế nhưng “máu chảy ruột mềm” hổ vẫn yêu thương và bảo vệ con của mình. Thế...

Vắng mợ thì chợ vẫn đông

Vắng mợ thì chợ vẫn đông

Câu tục ngữ “Vắng mợ thì chợ vẫn đông” muốn nhắc nhở chúng ta đừng xem bản thân là trung tâm...

Gió chiều nào theo chiều ấy

Gió chiều nào theo chiều ấy

Câu tục ngữ “Gió chiều nào theo chiều ấy” phê phán những người không có lập trường, chính kiến...

Ăn chưa no lo chưa tới

Ăn chưa no lo chưa tới

“Ăn chưa no lo chưa tới” là câu thành ngữ chỉ những người chưa thể tự lo cho bản thân. Phân tích...

Mật ngọt chết ruồi

Mật ngọt chết ruồi

Câu thành ngữ “Mật ngọt chết ruồi” là lời nhắc nhở chúng ta hãy cẩn thận với những cạm bẫy...

Giận cá chém thớt

Giận cá chém thớt

Câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” ý muốn nhắc nhở chúng ta sống trên đời phải biết kiềm chế...

Ăn mày đòi xôi gấc

Ăn mày đòi xôi gấc

Ăn mày đòi xôi gấc là câu thành ngữ chỉ sự tham lam, không biết đủ, không biết thân phận thế nên...

Sách đọc nhiều nhất
Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc

Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc

Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Câu tục ngữ “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” có nghĩa là nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một...

Đẽo cày giữa đường là gì?

Đẽo cày giữa đường là gì?

“Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác...

Học thầy không tày học bạn

Học thầy không tày học bạn

“Học thầy không tày học bạn” nhắc nhở chúng ta nên học tập ở mọi lúc mọi nơi chứ không nên...

Giàu vì bạn sang vì vợ

Giàu vì bạn sang vì vợ

Câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của người vợ và...

Đứng núi này trông núi nọ

Đứng núi này trông núi nọ

“Đứng núi này trông núi nọ” là câu thành ngữ phê phán những người đang đứng ở núi này mà lại...